Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/66464
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Nguyễn Thị Kim Cúcen_US
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Trần Văn Tùngen_US
dc.contributor.authorĐỗ Khánh Lyen_US
dc.date.accessioned2023-02-28T02:04:15Z-
dc.date.available2023-02-28T02:04:15Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.otherBarcode: 1000014782-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1034688~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/66464-
dc.description.abstractTừ năm 2025, các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ bắt buộc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS – International Financial Reporting Standards) theo Quyết định 345/QĐ-BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính, ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế và đặc thù các doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy nếu chưa thực sự sẵn sàng mà các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng IFRS, rất có thể các doanh nghiệp sẽ bị động, lúng túng, vận dụng sai lệch hoặc làm đối phó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng báo cáo tài chính. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải đánh giá mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trước lộ trình áp dụng IFRS đã định để hạn chế các tác động tiêu cực và hỗ trợ các doanh nghiệp tốt hơn. Luận án sử dụng cỡ mẫu gồm 238 phiếu khảo sát và thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích PLS-SEM. Hướng tiếp cận kết hợp lý thuyết đẳng cấu thể chế và lý thuyết đại diện trong nghiên cứu này hầu như chưa từng được thực hiện trước đây. Sự kết hợp này giúp phát hiện bốn nhân tố tác động trực tiếp đến sự sẵn sàng áp dụng IFRS và chỉ ra chiều tác động và mức độ tác động mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố theo thứ tự: sự hỗ trợ của nhà quản lý (hệ số tác động 0,455); nhận thức thách thức (0,366); nhận thức lợi ích (0,251); nhận thức bất lợi (0,227); và một tác động gián tiếp của nhà quản lý (0,189) Riêng nhân tố mức độ hiểu biết về IFRS có tác động gián tiếp đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS thông qua nhận thức lợi ích và sự hỗ trợ của nhà quản lý của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, qua mô hình PLS-SEM, tác giả xác định có mối quan hệ giữa nhận thức thách thức và nhận thức bất lợi đối với sự hỗ trợ của nhà quản lý trong việc áp dụng IFRS. Cụ thể, sự hỗ trợ của nhà quản lý và nhận thức lợi ích có tác động cùng chiều đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS; nhân tố nhận thức thách thức và nhận thức bất lợi có tác động ngược chiều đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS. Đồng thời, nghiên cứu này đã làm rõ mối quan hệ tác động của sự hỗ trợ của nhà quản lý đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS cũng như đã kế thừa thang đo của Guerreiro và cộng sự (2008) vốn chưa được kiểm định rộng rãi, và đã phát triển thành công thang đo mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS để các nghiên cứu tiếp theo có thể vận dụng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách, giúp các bên liên quan chuẩn bị tốt hơn và áp dụng hiệu quả hơn IFRS đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.en_US
dc.format.medium110 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh-
dc.subjectMức độ sẵn sàngen_US
dc.subjectÁp dụng IFRSen_US
dc.subjectDoanh nghiệp Việt Namen_US
dc.subjectDegree of preparednessen_US
dc.subjectIFRS applicationen_US
dc.subjectVietnam’s enterprisesen_US
dc.titleCác nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với các doanh nghiệp tại Việt Namen_US
dc.typeDissertationsen_US
ueh.specialityAccounting = Kế toánen_US
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.openairetypeDissertations-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1Vietnamese-
Appears in Collections:DISSERTATIONS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.