Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/67018
Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai sản xuất tinh gọn (Lean) của các doanh nghiệp ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh | Author(s): | Lâm Nguyễn Kim Châu | Advisor(s): | Dr. Trương Hồng Ngọc | Keywords: | Sản xuất tinh gọn; Lean; Doanh nghiệp; Hiệu quả; Thành phố Hồ Chí Minh; Lean manufacturing; Bussiness; Effectives; Ho Chi Minh city | Abstract: | Các nghiên cứu trước đây đã đề cập đến hiệu quả cũng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện sản xuất tinh gọn (Lean) ở các doanh nghiệp trên các khu vực toàn cầu. Đối với thị trường quốc gia sở tại Việt Nam, quy trình chuyển đổi Lean còn tương đối mới và bước đầu được Chính phủ cho triển khai đối với các doanh nghiệp địa phương. Tác giả thực hiện nghiên cứu này với mục đích nhằm hỗ trợ kiến thức giúp cho các doanh nghiệp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn sâu rộng hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai Lean ở thị trường trong nước. Với mục tiêu nghiên cứu là tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu này được tác giả kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống ở những nghiên cứu trước (những nghiên cứu trước chỉ giới hạn phạm vi trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, dữ liệu nghiên cứu sơ cấp được thu thập từ các công ty trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu được thực hiện và bổ sung kiến thức cho một khu vực hay một nền văn hóa cụ thể). Với phương pháp nghiên cứu định lượng, do sự hạn chế về thời gian và chi phí, tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng cách gửi bảng khảo sát trên nền tảng online với địa bàn khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh ở khu vực miền nam Việt Nam, đối tượng khảo sát là người lao động và người quản lý đã hoặc đang làm việc trong doanh nghiệp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh có chuyển đổi tinh gọn. Nghiên cứu này tìm ra được ba yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai tinh gọn của các doanh nghiệp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh là Lợi ích mong đợi và lợi ích đạt được khi doanh nghiệp triển khai Lean, Sự thiếu hụt nguồn lực của doanh nghiệp để triển khai Lean, Sự thích ứng chậm của doanh nghiệp trước các biến động của thị trường, Sự hỗ trợ của nhà cung cấp, Mức độ loại bỏ lãng phí của doanh nghiệp, Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo trong doanh nghiệp, Sự hỗ trợ của lực lượng lao động trong doanh nghiệp, Các yếu tố kích hoạt doanh nghiệp phải triển khai Lean, Sự hỗ trợ của hệ thống hậu cần, Giá trị sản phẩm và dịch vụ cao cung cấp cho khách hàng; Sự thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm triển khai Lean; Sự khác biệt về văn hóa. Với kỳ vọng rằng nghiên cứu này sẽ đóng góp phần nào vào nền kiến thức ứng dụng Lean của thị trường quốc gia Việt Nam, nghiên cứu sẽ đề xuất ra một số hàm ý quản trị hữu ích cho các doanh nghiệp nội địa. Các hướng nghiên cứu trong tương lai có thể tìm hiểu thêm về hiệu quả thực hiện hay các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện Lean ở các khu vực của thị trường Việt Nam hay ở các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Ngoài ra, việc tìm hiểu về hiệu quả hay các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ở các khâu khác (nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu, nhà phân phối dịch vụ hậu cần, nhà kho, đại lý, trung tâm thương mại,…) trong chuỗi cung ứng (bên cạnh doanh nghiệp) khi áp dụng Lean cho từng khâu nhỏ hay áp dụng Lean cho cả chuỗi cung ứng cũng là một hướng đi tốt cho các nghiên cứu trong tương lai. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hiệu quả hay các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai Lean ở các doanh nghiệp ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh có thể được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo gốc của các nghiên cứu trước đây trên các văn hóa khác cho phù hợp với kinh nghiệm chuyển đổi Lean ở thị trường Việt Nam. | Issue Date: | 2022 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1034800~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/67018 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.