Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/67093
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Nguyễn Thị Uyên Uyênen_US
dc.contributor.authorHoàng Ngọc Thảo Vânen_US
dc.date.accessioned2023-04-04T02:52:50Z-
dc.date.available2023-04-04T02:52:50Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.otherBarcode: 1000015408-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1034824~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/67093-
dc.description.abstractLuận văn sử dụng dữ liệu của 328 doanh nghiệp đại diện cho 4 nhóm ngành Công nghiệp, Vật liệu cơ bản, Tiêu dùng & Dịch vụ tiêu dùng, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) & thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) để xác định ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp này. Luận văn sử dụng phương pháp Phân tích hồi quy (tuyến tính) dữ liệu bảng có thể được ước lượng bằng 3 phương pháp: (1) Phương pháp OLS gộp (Pooled OLS), (2) Phương pháp Hiệu ứng cố định (FEM) và (3) phương pháp Hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS, FEM hoặc REM, kiểm định Fisher (F-test) thường được áp dụng để lựa chọn mô hình thích hợp. Để khắc phục hiện tượng nội sinh mô hình ước lượng khắc phục hiện tượng nội sinh bằng phương pháp 2SLS được thực hiện để xem xét biến công cụ có tương quan với phần dư của mô hình hay không. Kết quả hồi quy 2SLS cho thấy không có hiện tượng nội sinh trong mô hình, phương pháp hồi quy OLS được thực hiện và phân tích hồi qui. Bên canh đó, vấn đề kiểm định sự khác biệt giữa 2 nhóm ngành trong mẫu nghiên cứu và so sánh mức khoản phải thu tối ưu của từng nhóm ngành cũng đã được tác giả thực hiện. Kết quả bài nghiên cứu đã trưng ra bằng chứng cho thấy: Thứ nhất: Tín dụng thương mại tương quan dương đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp gia tăng việc sử dụng tín dụng thương mại một cách hợp lý sẽ làm tăng khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến quy mô công ty (SIZE), tính thanh khoản (LQD), yếu tố vĩ mô GDP cũng có ảnh hưởng tương quan dương đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố Đòn bẩy tài chính lại có mối tương quan âm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần hạn chế tối đa việc sử dụng công cụ Đòn bẩy tài chính vì đây là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận bằng cách đầu tư từ nguồn vốn đi vay nhưng khi sử dụng cần lưu ý vì nếu quá lạm dụng công cụ này (vượt ngưỡng khoản phải thu tối ưu) sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học để các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính, yếu tố vĩ mô trong quản lý điều hành và quản lý doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất. Thứ hai: Bên cạnh việc tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tín dụng thương mại & khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, Luận văn cũng đã trưng ra bằng chứng cho thấy có tồn tại mối quan hệ hình dạng ∩ giữa tín dụng thương mại với khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Nếu các doanh nghiệp sử dụng tín dụng thương mại hợp lý đạt ngưỡng khoản phải thu tối ưu sẽ làm tối đa hóa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng tín dụng thương mại vượt ngưỡng khoản phải thu tối ưu thì chính sách tín dụng thương mại sẽ có tác động ngược lại đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu này khoản phải thu tối ưu là 13.15% cho toàn bộ mẫu nghiên cứu. Đối với nhóm ngành Hàng tiêu dùng, dịch vụ tiêu dùng có mức khoản phải thu tối ưu là 17.85%; nhóm ngành Công nghiệp, vật liệu cơ bản là 12.40%. Thứ ba: Có sự khác biệt trong việc thực hiện chính sách bán chịu giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các nhóm ngành khác nhau tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm ngành Hàng tiêu dùng, dịch vụ tiêu dùng có mức khoản phải thu tối ưu cao hơn nhóm ngành Công nghiệp, vật liệu cơ bản. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp trong nhóm ngành Hàng tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng thường sử dụng chính sách tín dụng thương mại cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức khoản phải thu tối ưu này vượt qua mức tối ưu trung bình trong nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu, Luận văn đề xuất các giải pháp, khuyến nghị giúp doanh nghiệp sử dụng hợp lý tín dụng thương mại nhằm cải thiện khả năng sinh lợi và đạt hiệu quả hoạt động bền vững.en_US
dc.format.medium79 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectTín dụng thương mạien_US
dc.subjectChính sách bán chịuen_US
dc.subjectKhả năng sinh lợien_US
dc.subjectTrade crediten_US
dc.subjectCredit policyen_US
dc.subjectProfitabilityen_US
dc.titleẢnh hưởng của tín dụng thương mại đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết Việt Namen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityFinance (by Coursework) = Tài chính (hướng ứng dụng)en_US
item.openairetypeMaster's Theses-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.fulltextFull texts-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.languageiso639-1Vietnamese-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.