Title: | Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi giảm sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần của người dân trên địa bàn thành phố Bến Tre |
Author(s): | Nguyễn Thị Thu Hà |
Advisor(s): | Dr. Trịnh Tú Anh |
Keywords: | Các nhân tố; Hành vi giảm sử dụng; Vật liệu nhựa; Người dân; Factors; Behavior to reduce use; Plastic materials; People |
Abstract: | Sản phẩm nhựa sử dụng một lần (Single Use Plastic - SUP) từng được xem là mặt hàng vô cùng tiện lợi cho nhịp sống nhanh của đô thị. Nhưng với thuộc tính không thể phân hủy, ô nhiễm chất thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường lớn nhất. Trong xu thế chung đó, tỉnh Bến Tre không chỉ nhận thức vấn đề mà còn nhanh chóng bắt tay vào khắc phục những tồn tại đang đặt ra. Tuy nhiên để làm được điều đó, các hành động cần bắt nguồn từ nhận thức của cộng đồng, trong đó, người dân giữ vai trò chủ thể. Do đó, cần có một nghiên cứu tổng thể tìm ra các nhân tố tác động đến hành vi giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân, từ đó có những biện pháp về cơ chế, chính sách chiến dịch cho phù hợp nhằm thay đổi hành vi của người dân, bắt đầu từ Bến Tre. Những nghiên cứu sử dụng lý thuyết Hành vi có kế hoạch (The Theory of Planning Behaviour – TPB) về SUP được xem xét và trở thành những gợi ý chính cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu trong luận văn này. Các giả thuyết bao gồm: Giả thuyết H1: Nhận thức kiểm soát hành vi càng tích cực thì cộng đồng dân cư càng có ý định giảm sử dụng SUP, và ngược lại Giả thuyết H2: Chuẩn mực chủ quan càng tiến bộ thì cộng đồng dân cư càng có ý định giảm sử dụng SUP, và ngược lại Giả thuyết H3: Cộng đồng dân cư càng đồng tình ủng hộ lẫn nhau thì càng nhiều người có ý định giảm sử dụng SUP, và ngược lại Giả thuyết H4: Thói quen càng dễ thay đổi thì càng dễ hình thành ý định giảm sử dụng SUP trong sinh hoạt hàng ngày, và ngược lại Giả thuyết H5: Ý định giảm sử dụng SUP càng rõ ràng thì hành vi giảm sử dụng SUP càng quyết liệt và ngược lại Luận văn sử dụng phần mềm thống kê SPSS và SmartPLS 3.0, được thực hiện trình tự qua các bước như sau: (a) thống kê mô tả, (b) kiểm định độ tin cậy (c) phân tích nhân tố khám phá EFA, (d) kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, (e) ước lượng mô hình bằng bootstrap. Kết quả khảo sát với 460 đáp viên là người lớn và học sinh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Bến Tre cho thấy: Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn mực chủ quan, Cộng đồng đồng tình giảm sử dụng SUP, Thói quen đều tác động thuận chiều lên ý định và hành vi giảm thiểu sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần của người dân tại thành phố Bến Tre. Luận văn cũng đã đề xuất các giải pháp như: Nâng cao sức ảnh hưởng của cộng đồng; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến; Khuyến khích và cung cấp các sản phẩm thay thế SUP; Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nhựa SUP. Đồng thời kiến nghị các cơ quan ban ngành có liên quan trên địa bàn ban hành một số chính sách ưu đãi về thuế, phí cũng như hỗ trợ, khuyến khích đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thay thế các sản phẩm nhựa. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa không chỉ trong học thuật mà còn làm cơ sở cho những người làm công tác quản lý các cơ quan ban ngành có thêm cơ sở để ra các chính sách giảm thiểu hành vi sử dụng nhựa dùng một lần của người dân và kiểm soát ô nhiễm môi trường. |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1034989~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/67361 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|