Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/68932
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Trần Thị Hải Lýen_US
dc.contributor.authorMai Thị Thanh Tràen_US
dc.date.accessioned2023-06-20T04:29:08Z-
dc.date.available2023-06-20T04:29:08Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.otherBarcode: 1000015644-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1035083~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/68932-
dc.description.abstractLuận án nghiên cứu mối quan hệ giữa bất định chính sách kinh tế đến từ Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt của các công ty thuộc sáu nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 3.236 công ty với 38.190 quan sát theo năm của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam từ năm 1996 đến 2018. Luận án sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động cố định (FEM), trong đó có kiểm soát tác động cố định theo thời gian và hiệu chỉnh sai số chuẩn ở cấp độ công ty, là mô hình ước lượng chính. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các mô hình ước lượng thay thế gồm mô hình khử xu hướng (Detrend) và mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) kiểm tra tính vững của KQHQ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty thuộc Đông Nam Á giảm đầu tư dưới tác động gia tăng bất định chính sách kinh tế đến từ Trung Quốc. Quan hệ ngược chiều giữa bất định chính sách kinh tế và đầu tư công ty như trên vẫn tồn tại trong mẫu riêng lẻ của từng quốc gia nghiên cứu. Công ty có tỷ lệ tài sản cố định càng cao, nghĩa là có mức độ không thể đảo ngược đầu tư càng cao, thì càng chịu tác động suy giảm đầu tư nặng nề bởi bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc. Ngược lại, công ty có nguồn tài chính nội bộ dồi dào và công ty có cơ hội tăng trưởng cao giảm thiểu tác động ngược chiều của bất định chính sách kinh tế lên đầu tư. Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc cũng tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt trong công ty ở nhóm quốc gia này, khiến các công ty duy trì lượng tiền mặt tích trữ ít hơn khi bất định chính sách kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, với mẫu nghiên cứu riêng lẻ ở từng quốc gia, luận án chỉ ghi nhận quan hệ ngược chiều này trong mẫu của Thái Lan. Bên cạnh đó, luận án cũng ghi nhận bằng chứng cho thấy bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á thông qua kênh thu nhập. Bất định chính sách kinh tế tăng cao làm suy giảm thu nhập của doanh nghiệp, từ đó khiến doanh nghiệp có ít tiền mặt để tích lũy, tình trạng này là đặc biệt nghiêm trọng hơn ở những công ty có thu nhập ròng trên tổng tài sản âm.en_US
dc.format.medium160 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh-
dc.subjectBất định chính sách kinh tếen_US
dc.subjectĐầu tư công tyen_US
dc.subjectNắm giữ tiền mặt trong công tyen_US
dc.subjectTrung Quốcen_US
dc.subjectĐông Nam Áen_US
dc.subjectEconomic policy uncertaintyen_US
dc.subjectCorporate investmenten_US
dc.subjectCash holdings in companiesen_US
dc.subjectChinaen_US
dc.subjectSoutheast Asiaen_US
dc.titleBất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Áen_US
dc.typeDissertationsen_US
ueh.specialityFinance - Banking = Tài chính - Ngân hàngen_US
item.grantfulltextreserved-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.openairetypeDissertations-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1Vietnamese-
Appears in Collections:DISSERTATIONS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.