Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69089
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Dr. Hồ Quốc Thông | en_US |
dc.contributor.author | Nguyễn Thị Huyền Trang | en_US |
dc.date.accessioned | 2023-07-25T04:02:45Z | - |
dc.date.available | 2023-07-25T04:02:45Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.other | Barcode: 1000015774 | - |
dc.identifier.uri | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1035262~S1 | - |
dc.identifier.uri | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69089 | - |
dc.description.abstract | Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phúc lợi, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, kiến thức ATTP được dạy trong chương trình lớp 6 tuy nhiên bằng chứng về kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh còn hạn chế. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá vai trò của các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội đối với kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) vệ sinh ATTP, tìm hiểu tương quan giữa kiến thức, thái độ hành vi và xem xét ảnh hưởng của KAP lên biến cố về vệ sinh an toàn thực phẩm của học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện KAP giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 426 học sinh cấp 2 – 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát từ 01/2023 – 04/2023 thông qua bảng câu hỏi cấu trúc. Mô hình hồi quy OLS được dùng để phân tích các yếu tố tác động đến KAP và mối tương quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh. Mô hình hồi quy logit được dùng để tìm hiểu mối quan hệ giữa KAP và tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm của học sinh trong 1 năm trở lại. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 426 học sinh với độ tuổi trung bình 13,8 ± 1,9 và 56,3% là nữ giới. Các em có điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành lần lượt chiếm 69,8%, 89,0% và 82,6%. Trong nghiên cứu này, KAP được đánh giá bằng điểm trung bình của 12 câu hỏi kiến thức, 10 câu hỏi thái độ và 12 câu hỏi thực hành vệ sinh ATTP. Yếu tố gia đình được đo lường thông qua sự quan tâm của cha mẹ và tần suất quan tâm đối với con họ về vấn đề vệ sinh ATTP; yếu tố nhà trường được đo lường qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường của học sinh; yếu tố xã hội được đo lường bằng tần suất trao đổi của học sinh với bạn bè về vấn đề ATTP và việc ghi nhận kiến thức ATTP thông qua internet của học sinh. Kết quả kiểm định các mô hình nghiên cứu chỉ ra rằng không có tác động của gia đình và nhà trường lên KAP của học sinh, chỉ có trao đổi thường xuyên với bạn bè làm tăng cả kiến thức (β=0,051, SE=0,019), thái độ (β=0,046, SE=0,017) và thực hành (β=0,051, SE=0,019) an toàn thực phẩm. Ngoài ra, học sinh thường xuyên mua thức ăn, nước uống ở căn tin trường hoặc hàng quán ngoài cổng trường có kiến thức (β=-0,043, SE=0,017) và thực hành (β=-0,043, SE=0,017) thấp hơn nhóm không mua thường xuyên. Nghiên cứu chưa có bằng chứng về mối liên hệ giữa KAP với tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm của học sinh trong vòng 1 năm trở lại. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có thể cải thiện kiến thức, qua đó thay đổi thái độ và thực hành ở học sinh. Ngoài ra, việc khuyến khích các em trao đổi với bạn bè sẽ làm tăng hiệu quả thu nhận kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi ATTP thông qua việc tổ chức các hoạt động cho các em tự tương tác, trao đổi với nhau để xây dựng các chiến lược, thói quen nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến ATTP. | en_US |
dc.format.medium | 60 tr. | en_US |
dc.language.iso | Vietnamese | en_US |
dc.publisher | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | - |
dc.subject | An toàn thực phẩm | en_US |
dc.subject | Kiến thức | en_US |
dc.subject | Thái độ | en_US |
dc.subject | Thực hành | en_US |
dc.subject | Yếu tố gia đình | en_US |
dc.subject | Yếu tố nhà trường | en_US |
dc.subject | Yếu tố xã hội | en_US |
dc.subject | Food safety | en_US |
dc.subject | Knowledge | en_US |
dc.subject | Attitude | en_US |
dc.subject | Practice | en_US |
dc.subject | Family factor | en_US |
dc.subject | School factor | en_US |
dc.subject | Social factor | en_US |
dc.title | Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội đối với kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh | en_US |
dc.type | Master's Theses | en_US |
ueh.speciality | Health Economics and Management (by Coursework) = Kinh tế và quản trị lĩnh vực sức khỏe (hướng ứng dụng) | en_US |
item.openairecristype | http://purl.org/coar/resource_type/c_18cf | - |
item.grantfulltext | reserved | - |
item.cerifentitytype | Publications | - |
item.fulltext | Full texts | - |
item.openairetype | Master's Theses | - |
item.languageiso639-1 | Vietnamese | - |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.