Title: | Nghiên cứu đo lường những yếu tố tác động đến người tiêu dùng đã trải nghiệm hành vi mua hàng hoảng loạn trong thời kỳ đại dịch Covid 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Nguyễn Thị Liên |
Advisor(s): | Dr. Đinh Tiên Minh |
Keywords: | COVID-19; Nhận thức nhạy cảm; Nhận thức mức độ nghiêm trọng; Ảnh hưởng xã hội; Ảnh hưởng thông tin từ phương tiện truyền thông; Chuẩn mực xã hội; Học tập quan sát; Niềm tin xã hội; Mua hoảng loạn; Mua hàng hoảng loạn; Perceived susceptibility; Perceived severity; Social influence; Media influence; Social norms; Observational learning; Social trust; Panic buying |
Abstract: | Tình trạng mua hàng hoảng loạn đã được quan sát thấy ở nhiều khu vực trong thời kỳ đại dịch COVID-19 làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng và nền kinh tế thị trường. Tại Việt Nam,“tình trạng này được nhìn thấy rõ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng này làm cho nhu cầu mua nhu yếu phẩm tăng vọt, khiến vật giá leo thang khó kiểm soát, đẩy người dân đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội vào hoàn cảnh gánh chịu hậu quả nặng nề do không tiếp cận được nguồn nhu yếu phẩm. Các yếu tố quyết định hành vi mua sắm hoảng loạn, khi được xác định, có thể được áp dụng để kiểm soát hành vi mua hàng hoảng loạn gây bất lợi cho xã hội. Nghiên cứu này nhằm mục đích tổng hợp mô hình S-O-R, lý thuyết cảm nhận sự khan hiếm, lý thuyết dự đoán hối tiếc để điều tra nguyên nhân của hành vi mua hàng hoảng loạn. Mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để phân tích dữ liệu được thu thập từ 400 người dân ở TP.HCM, sau đó được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và SmartPLS 4.”Kết quả cho thấy rằng việc mua hàng hoảng loạn có thể được giải thích như là một phản ứng đối với cả kích thích từ môi trường và xã hội. Cụ thể, nhận thức nhạy cảm, niềm tin xã hội, các thành phần ảnh hưởng xã hội bao gồm ảnh hưởng thông tin từ phương tiện truyền thông và chuẩn mực xã hội có thể kích thích nhận thức của người tiêu dùng về sự khan hiếm hàng hóa, từ đó dẫn đến hành vi mua hàng hoảng loạn. Bên cạnh đó hai nhân tố nhận thức mức độ nghiên trọng và học tập quan sát không ảnh hưởng đến cảm nhận sự khan hiếm. Ngoài ra, nghiên cứu chứng minh cảm nhận sự khan hiếm có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hành vi mua hàng hoảng loạn thông qua yếu tố dự đoán hối tiếc. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này cung cấp một lời giải thích độc đáo về hành vi mua hàng hoảng loạn. Những phát hiện này cũng cung cấp các hàm ý quản trị trong việc đối phó với việc mua hàng hoảng loạn để đối phó với các thảm họa như thảm họa sức khỏe. |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1035281~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69110 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|