Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69183
Title: | Tác động của cấu trúc sở hữu, cấu trúc hội đồng quản trị, các yếu tố tài chính đến mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn của các công ty niêm yết Việt Nam | Author(s): | Nguyễn Công Thái | Advisor(s): | Dr. Nguyễn Thị Uyên Uyên | Keywords: | Quản trị công ty; Cấu trúc vốn; Cấu trúc Hội đồng quản trị; Lý thuyết đại diện; Cấu trúc sở hữu; Corporate governance; Capital structure; Board of Directors structure; Agency theory; Ownership structure | Abstract: | Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu, cấu trúc HĐQT, các yếu tố tài chính lên mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng gồm 835 quan sát trích từ báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị của 183 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. Ngoài ra, do bài nghiên cứu có sử dụng biên độ trễ t-1 nên mẫu dữ liệu sẽ có thêm những chỉ tiêu trích từ báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2015. Kết quả bài nghiên cứu trưng ra bằng chứng cho thấy: Thứ nhất, tại Việt Nam, khi công ty có quy mô HĐQT càng lớn thì công ty càng có khuynh hướng tận dụng tác động thuận lợi đòn bẩy tài chính của nợ dài hạn để khuếch đại thu nhập của cổ đông. Thứ hai, tính độc lập của HĐQT càng cao dẫn đến khả năng giám sát của Hội đồng quản trị dành cho ban giám đốc của công ty có sự suy giảm, nhà lãnh đạo này sẽ có khuynh hướng chỉ tập trung vào việc điều hành các hoạt động kinh doanh và bỏ qua mục tiêu gia tăng giá trị công ty, chính vì vậy mà các công ty có khuynh hướng giảm nợ trong cấu trúc vốn. Thứ ba, việc kiêm nhiệm của một nhà lãnh đạo trong cả hai vai trò là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc điều hành sẽ hạn chế được tình trạng bất cân xứng thông tin và vấn đề đại diện, giúp công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài và từ đó làm gia tăng mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn của các công ty. Thứ tư, mức độ tập trung quyền sở hữu của nhóm cổ đông lớn càng gia tăng thì vấn đề đại diện xảy ra do mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông ở các công ty Việt Nam cũng càng trở nên nghiêm trọng, khiến rủi ro tín dụng mà các tổ chức bên ngoài có thể gặp phải khi thực hiện các giao dịch liên quan đến công ty càng bị đánh giá ở mức cao, từ đó gia tăng chi phí sử dụng nợ và khiến công ty không còn động lực để sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay. Bên cạnh đó, các cổ đông lớn trong công ty Việt Nam còn có khuynh hướng cắt giảm mức độ sử dụng nợ nhằm hạn chế sự giám sát của các tổ chức bên ngoài lên những hành vi lạm quyền của họ. Thứ năm, mức độ sở hữu Nhà nước càng cao thì các công ty có khuynh hướng sử dụng nợ trong cấu trúc vốn càng nhiều. Thứ sáu, mức độ sở hữu của nhà quản lý càng cao thì vấn đề đại diện xảy ra do mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông càng thấp, vì thế nhà quản lý ở các công ty Việt Nam có khuynh hướng ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn nhằm tận dụng lợi ích đạt được từ việc sử dụng nợ để gia tăng giá trị công ty. Thứ bảy, tại Việt Nam, quy mô công ty càng lớn thì khả năng giảm thiểu được tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể bên trong và bên ngoài công ty cũng càng lớn. Công ty có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí sử dụng vốn thấp và tận dụng triệt để lợi ích có thể đạt được nhờ vào khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế và đòn bẩy tài chính của nợ để gia tăng giá trị công ty. Thứ tám, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng cao thì các công ty Việt Nam càng có khuynh hướng cắt giảm mức độ nợ sử dụng trong cấu trúc vốn và ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ để hạn chế hiện tượng pha loãng quyền sở hữu, đảm bảo quyền biểu quyết của cổ đông hiện hữu và những người có liên quan. Thứ chín, mức độ sử dụng TSCĐHH càng cao sẽ càng giúp công ty Việt Nam đáp ứng được điều kiện thế chấp để đảm bảo cho khoản vay dài hạn, vì thế công ty sẽ càng có động lực và khả năng tiếp cận với nguồn tài trợ đến từ nợ vay dài hạn nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty. Thứ mười, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản càng cao thì các công ty Việt Nam càng có khuynh hướng tận dụng tối đa lợi ích có thể nhận được từ tấm chắn thuế của lãi vay và đòn bẩy tài chính của nợ để khuếch đại thu nhập của các cổ đông; đồng thời, nhóm công ty này cũng sử dụng nợ như một cơ chế giám sát cho những hành vi sai lệch của nhà quản lý đối với dòng tiền tự do dư thừa của công ty, góp phần hạn chế vấn đề đại diện xảy ra do mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý. | Issue Date: | 2023 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1035362~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69183 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.