Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69324
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Dr. Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm | en_US |
dc.contributor.author | Đoàn Duy Khương | en_US |
dc.date.accessioned | 2023-09-11T02:37:32Z | - |
dc.date.available | 2023-09-11T02:37:32Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.other | Barcode: 1000015845 | - |
dc.identifier.uri | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1035504~S1 | - |
dc.identifier.uri | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69324 | - |
dc.description.abstract | Hiện nay, trước nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy những cải tiến và phát triển của công nghệ càng được xem trọng và là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trong việc khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu. Việc phát triển công nghệ hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào chất bán dẫn hay công nghệ sản xuất chip. Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trước tiên kể đến ảnh hưởng do dịch Covid – 19 bùng phát, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề tình hình cung ứng toàn cầu cũng bị tắc nghẽn nghiêm trọng kéo theo sự tăng giá của các chi phí. Thêm một nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng là do lạm phát gia tăng, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của các quốc gia lỏng lẻo làm giá của nhiều mặt hàng gia tăng chóng mặt ví dụ như giá dầu thô của thế giới. Tiếp theo phải kể đến là xung đột quân sự Nga – Ukraine bùng nổ vào ngày 24/02/2022, cuộc xung đột giáng một đòn mạnh vào nên kinh tế toàn cầu làm suy yếu sự hồi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid. Nhưng quan trọng nhất là 2 nước Nga và Ukraine là những nước có sản lượng xuất khẩu dầu và khí đốt lớm trên thế giới ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như Nga là nước cung cấp lớn lượng khí Palladium và khí neon. Nhìn chung tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến rất phức tạp và đối mặt với nhiều thử thách. Tuy nhiên dưới tác động của các yếu tố như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đại dịch Covid – 19, xung đột quân sự Nga và Ukraine vừa qua cũng đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu gây đứt gãy chuỗi cung ứng và có những ảnh hưởng nặng nề tới các ngành công nghiệp khác. Do đó, các quốc gia trên thế giới đều tích cực đầu tư cho công nghiệp bán dẫn để có thể tự chủ được, gia tăng giá trị sản xuất và vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phải kể đến sự ưu đãi cho ngành công nghiệp bán dẫn trong cuộc đua phát triển công nghiệp bán dẫn như: Mỹ và đạo luật chip và khoa học, Trung Quốc với tham vọng tự chủ chip, Đài Loan đối thủ sản xuất chip đáng gờm với TSMC, Liên minh châu Âu (EU) với thế mạnh từ ASML (Hà Lan), Ấn Độ với tham vọng trở thành trung tâm chip bán dẫn toàn cầu, Hàn Quốc dành nhiều ưu đãi cho các nhà sản xuất chip trong nước, Nhật Bản và nỗ lực vực dậy nền công nghiệp bán dẫn, Sự hợp tác của Liên minh “Chip 4”. Tại Việt Nam ngành công nghiệp bán dẫn đã sớm được chú trọng và phát triển để hội nhập vào nên kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên ngành công nghiệp bán dẫn tại nước ta hiện nay vẫn còn non trẻ và gặp nhiều khó khăn. Nhưng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và chip này là một vấn đề cấp bách cần được đầu tư vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành kinh tế khác việc phát triển các ngành công nghiệp khác đồng thời cũng giúp khẳng định vị thế và hội nhập nền kinh tế, tác giả quyết định thực hiện bài nghiên cứu “Tác động của chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu lên ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam”. Năng lực sản xuất chip tại Việt Nam với việc là một điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngành công nghiệp công nghiêp điện tử đang dần trở thành ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của nước ta. Hiện có 3 khu công nghệ cao để thu hút các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. Về mặt thiết kế tại nước ta có hơn 20 công ty cung cấp dịch vụ thiết kế sản phẩm. Các dòng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được đa dạng hóa. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu đầu vào của Việt Nam đều phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu tại nước ngoài và bị ảnh hưởng nhiều về chi phí vận chuyển. Thực trạng nguồn cầu chip của Việt Nam đến từ sản xuất xe ô tô và xe máy, nguồn cầu của các ngành công nghiệp điện tử và nguồn cầu chip viễn thông. Với lợi thế của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam trước tác động tình hình của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới như Chính phủ đẩy mạng công tác chuyển đổi số trong thời đại 4.0, Thị trường tiềm năng thu hút vốn FDI và các tập đoàn lớn của Việt Nam đều tham gia thiết kế và sản xuất chip cùng với Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào. Tuy có nhiều lợi thế nhưng ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thử thách như nguồn ngân sách còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào các nguồn cung nước ngoài và thiếu nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao cùng với các tác động tiêu cực của việc bùng nổ dịch Covid và xung đột quân sự Nga – Ukraine. Hiện nay Việt Nam cũng đă thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn như các giải pháp do Chính phủ ban hành, các giải pháp của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng và cuối cùng là nhóm giải pháp của các doanh nghiệp. Cũng theo đó đề tài đã đề ra các khuyến nghị như Nhà nước cần có những chính sách để nâng cao trình độ sản xuất chip nội địa để có thể chủ động được nguồn cung, tăng cường hợp tác quốc tế để thuận lời cho việc chuyển giao công nghệ và sự góp tay của các doanh nghiệp nên đa dạng đối tác hợp tác để đối phó với khủng hoảng chip. Ngành công nghiệp đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ gia tăng kinh tế của một nước mà còn nhằm khẳng định vị thế của nước đó trong nền kinh tế toàn cầu. Với việc nền kinh tế toàn cầu hiện nay gặp nhiều khó khăn và thử thách từ việc bùng phát dịch Covid – 19 và xung đột quân sự Nga – Ukraine chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đã sớm được chú trọng và phát triển nhưng cũng theo tình hình kinh tế thế giới, nền công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cũng bị tác động mạnh mẽ. Thông qua đề tài đã nêu ra được những thuận lợi cũng như thách thức mà nền công nghiệp bán dẫn của Việt Nam phải đối mặt từ đó đề ra những khuyến nghị giúp ngành công nghiệp bán dẫn có cơ hội phát triển hơn. | en_US |
dc.format.medium | 89 tr. | en_US |
dc.language.iso | Vietnamese | en_US |
dc.publisher | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | - |
dc.subject | Công nghiệp bán dẫn | en_US |
dc.subject | Sản xuất chất bán dẫn | en_US |
dc.subject | Công nghệ sản xuất chip | en_US |
dc.subject | Tình hình nguồn cung bán dẫn toàn cầu | en_US |
dc.subject | Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam | en_US |
dc.subject | Semiconductor industry | en_US |
dc.subject | Semiconductor manufacturing | en_US |
dc.subject | Chip manufacturing technology | en_US |
dc.subject | Global semiconductor supply situation | en_US |
dc.subject | Semiconductor industry in Vietnam | en_US |
dc.title | Tác động của chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu lên ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam | en_US |
dc.type | Master's Theses | en_US |
ueh.speciality | Finance (by Coursework) = Tài chính (hướng ứng dụng) | en_US |
item.openairecristype | http://purl.org/coar/resource_type/c_18cf | - |
item.grantfulltext | reserved | - |
item.cerifentitytype | Publications | - |
item.fulltext | Full texts | - |
item.openairetype | Master's Theses | - |
item.languageiso639-1 | Vietnamese | - |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.