Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70050
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Trầm Thị Xuân Hươngen_US
dc.contributor.advisorDr. Lại Tiến Dĩnhen_US
dc.contributor.authorNguyễn Thị Trúc Hươngen_US
dc.date.accessioned2023-11-27T03:25:40Z-
dc.date.available2023-11-27T03:25:40Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.otherBarcode: 1000016377-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1035996~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70050-
dc.description.abstractVới mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ (CSTT) tại các nước đang phát triển trong hai giai đoạn truyền dẫn lãi suất của CSTT, đó là truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường và từ lãi suất thị trường đến nền kinh tế thực gây tác động đến tổng cầu và lạm phát. Để thực hiện mục tiêu này, luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM hồi quy các mô hình nghiên cứu với mẫu dữ liệu gồm 39 nước đang phát triển trong giai đoạn 2008-2018. Ngoài ra, thông qua phương pháp PCA hai giai đoạn, luận án phát triển bộ FI index đo lường mức độ tài chính toàn diện, trên cơ sở bổ sung thêm các chỉ số về dịch vụ tiền di động vào tính toán FI index. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số phát hiện quan trọng. Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy, giai đoạn đầu tiên của cơ chế truyền dẫn CSTT, tài chính toàn diện ảnh hưởng cùng chiều đến tác động của sự thay đổi lãi suất chính sách lên lãi suất thị trường. Khi mức độ tài chính toàn diện tăng sẽ làm tăng tác động tryền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường và ngược lại. Thứ hai, ở giai đoạn truyền dẫn thứ hai, phát hiện cho thấy, tài chính toàn diện ảnh hưởng cùng chiều đến tác động của sự thay đổi lãi suất thị trường lên tổng cầu. Theo đó, mức độ tài chính toàn diện tăng sẽ làm tăng độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất. Thứ ba, nghiên cứu cũng chỉ ra tài chính toàn diện có ảnh hưởng cùng chiều với tác động của sự thay đổi lãi suất chính sách đến lạm phát. Nghĩa là, khi mức độ tài chính toàn diện tăng sẽ làm tăng hiệu quả kiểm soát lạm phát của kênh truyền dẫn lãi suất. Nghiên cứu này đã đóng góp ở mặt học thuật về xây dựng phương pháp đo lường tài chính toàn diện, khẳng định vai trò quan trọng của tài chính toàn diện đối với CSTT, giúp kênh lãi suất hiệu quả hơn và CSTT đạt được mục tiêu. Từ đó, luận án đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý điều hành trong phát triển tài chính toàn diện và truyền dẫn lãi suất của CSTT.en_US
dc.format.medium197 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minhen_US
dc.subjectTài chính toàn diệnen_US
dc.subjectChính sách tiền tệen_US
dc.subjectFI indexen_US
dc.subjectCác nước đang phát triểnen_US
dc.titleẢnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triểnen_US
dc.typeDissertationsen_US
ueh.specialityFinance - Banking = Tài chính - Ngân hàngen_US
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeDissertations-
item.languageiso639-1Vietnamese-
Appears in Collections:DISSERTATIONS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.