Title: | Tác động của nguồn uy tín và cảm hứng đến hành vi lập kế hoạch du lịch thông qua video du lịch do người dùng tạo ra |
Author(s): | Nguyễn Minh Bình Phương |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Phạm Xuân Lan Assoc. Prof. Dr. Trần Đăng Khoa |
Keywords: | Lý thuyết nhận thức cảm xúc; Truyền thông do người tiêu dùng tạo ra; Truyền miệng điện tử; Lý thuyết hành vi dự kiến; Lý thuyết nguồn uy tín; Du lịch; Cognitive emotional theory; Consumer generated media; Electronic word of mouth; Theory of planned behavior; Source credibility theory; Tourism |
Abstract: | Luận án này được thực hiện nhằm lược khảo các tài liệu khoa học về chủ đề lập kế hoạch du lịch thông qua video du lịch do người dùng tạo ra (UGV) để làm cơ sở cho việc xác định các khoảng trống nghiên cứu còn tồn đọng và đề xuất các hướng nghiên cứu tiềm năng để giải quyết. Luận án tiến hành triển khai phương pháp tổng quan tài liệu có hệ thống (systematic literature review) đối với các bài báo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu trên các cơ sở dữ liệu như Web of Science (WoS), Google Scholar, Sage Journal, Springer, Emerald, Science direct. Kết quả cho thấy lĩnh vực nghiên cứu có 5 danh mục và được chia thành 9 chủ đề. Thông qua việc phân tích chuyên đề tác giả xác định các khoảng trống nghiên cứu còn tồn đọng có liên quan đến việc điều tra độc lập các ảnh hưởng của UGV, khám phá ảnh hưởng từ các đặc điểm của người tạo nội dung video (vlogger), và làm sáng tỏ giai đoạn cảm xúc trong quá trình lập kế hoạch du lịch. Để giải quyết các tồn đọng trên, luận án đề xuất một mô hình tích hợp với mô hình lý thuyết nguồn uy tín (SCT) và lý thuyết nhận thức cảm xúc (CET). Luận án, sau đó, tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu là 423 người đã từng sử dụng video du lịch để lập kế hoạch du lịch nhằm kiểm định mô hình thang đo, mô hình cấu trúc và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tính chuyên nghiệp và sự thu hút của các vlogger có ảnh hưởng đến hành vi lập kế hoạch du lịch của du khách thông qua tác động trung gian toàn phần của cảm hứng. Trong khi đó, sự chân thành của vlogger chỉ ảnh hưởng đến hành vi lập kế hoạch du lịch của du khách thông qua tác động trung gian một phần của cảm hứng. Từ các kết quả trên có thể thấy rằng mô hình nghiên cứu đề xuất có thể giải quyết các khoảng trống còn tồn đọng liên quan đến đặc điểm của vlogger và bổ sung giai đoạn nghiên cứu cảm xúc trong quá trình lập kế hoạch du lịch của du khách. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp để vlogger nâng cao tầm ảnh hưởng của họ và các khuyến nghị để các doanh nghiệp và cơ quan quản lý du lịch có thể nâng cao hình ảnh thương hiệu hoặc điểm đến. |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1036047~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70389 |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS
|