Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70482
Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp du lịch đối với kinh tế tuần hoàn trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu | Author(s): | Đặng Minh Thông | Advisor(s): | Dr. Đinh Công Khải | Keywords: | Sự sẵn sàng; Kinh tế tuần hoàn; Chất thải; Tái chế; Circular economy; Readiness; Recycle; Waste | Abstract: | Việc chuyển đổi sang mô hình Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là xu hướng tất yếu hiện nay trên thế giới, được Đảng và nhà nước quan tâm, thúc đẩy triển khai. Qua đánh giá thực tế huyện Côn Đảo, các sản phẩm du lịch của Côn Đảo chủ yếu xoay quanh hoạt động du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa và tâm linh, chưa có sự đầu tư và khai thác một cách bài bản và hiệu quả các sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với tài nguyên sinh thái phong phú và đa dạng sinh học. Năng lực cạnh trạnh của nền kinh tế Côn Đảo không cao trong khi các nguồn lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế đang bị khai thác quá mức như tài nguyên nước, môi trường và hệ sinh thái, trong khi đó nguồn nhân lực đang ở mức thấp với năng suất lao động thấp. Nhận thức được tiềm năng, lợi thế của Côn Đảo cũng như trước những thách thức từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan đang cản trở sự phát triển bền vững của Côn Đảo nói chung và phát triển du lịch của Côn Đảo nói riêng, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp du lịch đối với kinh tế tuần hoàn trên địa bàn huyện Côn Đảo” để nghiên cứu, tìm kiếm, đề xuất các giải pháp bền vững cho phát triển kinh tế của huyện Côn Đảo, đáp ứng các yêu cầu, chủ trương phát triển bền vững, tăng trưởng xanh mà Đảng và Nhà nước đề ra. Bằng cách lược khảo nhiều nghiên cứu trước để xác định các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp du lịch đối với kinh tế tuần hoàn trên địa bàn huyện Côn Đảo, tác giả đã tổng hợp và hiệu chỉnh thang đo các yếu tố, bao gồm 22 biến quan sát trong 06 nhóm yếu tố liên quan: Thái độ (Attitude); Áp lực xã hội (Social pressure); Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived behavior control); Cam kết với môi trường (Enviromental commitment); Động cơ kinh tế xanh (Green economic incentives) được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp du lịch đối với kinh tế tuần hoàn trên địa bàn huyện Côn Đảo. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, bên cạnh việc áp dụng mô hình KTTH cho Côn Đảo một mặt có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mặt khác giữ gìn vệ sinh môi trường, phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái, chủ động ứng phó với những thay đổi môi trường; đồng thời các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đảo hiện đã và đang nhận thức được mô hình KTTH và bước đầu đánh giá được mức độ sẵn sàng của từng tổ chức trong việc thúc đẩy KTTH nhằm phát triển du lịch. Qua nghiên cứu, các biến số Doanh nghiệp của tôi thúc đẩy việc thiết kế các dịch vụ sử dụng sản phẩm có thể tái sử dụng, tái chế, thu hồi vật liệu, bộ phận cấu thành nằm trong nhóm yếu tố Sự sẵn sàng đối với kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Readiness) và biến số Khả năng tài chính của doanh nghiệp đủ để thực hiện hoạt động quản lý chất thải bền vững và biến số Năng lực công nghệ của doanh nghiệp đủ để thực hiện các hoạt động kinh tế tuần hoàn nằm trong nhóm yếu tố Kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived behavior control) đạt điểm khảo sát cao nhất, qua đó cho thấy các doanh nghiệp du lịch thể hiện khả năng và mức độ sẵn sàng cao về nhận thức, hành động và khả năng cân đối tài chính để đáp ứng với mô hình KTTH trong thời gian tới. Từ việc phân tích các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các hàm ý chính sách khác nhau để nhằm thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch vào mô hình KTTH tại huyện Côn Đảo. | Issue Date: | 2023 | Publisher: | Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh | URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1036329~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70482 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.