Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70654
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Trần Thị Kim Dungen_US
dc.contributor.authorNguyễn Trần Bảo Yếnen_US
dc.date.accessioned2024-03-05T07:16:44Z-
dc.date.available2024-03-05T07:16:44Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.otherBarcode: 1000016545-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1036568~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70654-
dc.description.abstractTrong bối cảnh nguồn nhân lực đang được các doanh nghiệp xem như là lợi thế cạnh tranh và kết quả công việc của nhân viên trở thành vấn đề quan trọng được các tổ chức đặc biệt quan tâm thì việc gia tăng hiệu quả công việc, giúp nhân viên đạt được kết quả tối ưu trong công việc là một bài toán lớn với các doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên là cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh ngân hàng hiện nay. Nghiên cứu với mục tiêu đầu tiên là kiểm định và đo lường tác động của thực hiện sứ mệnh tổ chức, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức, khả năng thích ứng nghề nghiệp và sự gắn kết công việc đến kết quả công việc. Mục tiêu thứ hai là kiểm định vai trò trung gian của sự gắn kết công việc và khả năng thích ứng nghề nghiệp trong mối quan hệ giữa thực hiện sứ mệnh tổ chức, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức và kết quả công việc, cuối cùng là đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả công việc của nhân viên tại các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM thông qua các kết quả nghiên cứu. Tình huống nghiên cứu trong các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính với 5 thang đo và 36 biến quan sát đo lường cho các khái niệm: thực hiện sứ mệnh tổ chức, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức, sự gắn kết công việc, khả năng thích ứng nghề nghiệp và kết quả công việc. Tiếp theo với nghiên cứu định lượng tác giả thu được 265 phiếu trả lời khảo sát đạt yêu cầu để nhập vào phần mềm SPSS và Smart PLS 4 để kiểm tra sự tác động giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho cho thấy 8 giả thuyết đưa ra đều được chấp nhận. Thực hiện sứ mệnh tổ chức, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức có tác động trực tiếp tích cực đến Sự gắn kết công việc và Khả năng thích ứng nghề nghiệp từ đó tác động tích cực đến kết quả công việc. Sự gắn kết công việc và Khả năng thích ứng nghề nghiệp có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa thực hiện sứ mệnh tổ chức, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức và kết quả công việc. Từ kết quả này, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm tăng cường sự hỗ trợ từ tổ chức, tăng cường việc thực hiện sứ mệnh tổ chức, tăng cường sự gắn kết công việc, khả năng thích ứng nghề nghiệp từ đó nâng cao kết quả công việc của nhân viên. Từ nghiên cứu này cũng mở ra cho nghiên cứu tiếp theo hướng thực hiện một cách sâu rộng hơn ở những lĩnh vực khác.en_US
dc.format.medium75 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherĐại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minhen_US
dc.subjectThực hiện sứ mệnh tổ chứcen_US
dc.subjectNhận thức về sự hỗ trợ của tổ chứcen_US
dc.subjectSự gắn kết công việcen_US
dc.subjectKhả năng thích ứng nghề nghiệpen_US
dc.subjectKết quả công việcen_US
dc.subjectOrganization mission fulfillmenten_US
dc.subjectPerceived organizational supporten_US
dc.subjectWork engagementen_US
dc.subjectCareer adaptabilityen_US
dc.subjectJob performanceen_US
dc.titleMối quan hệ giữa thực hiện sứ mệnh tổ chức, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức và kết quả công việc của nhân viên tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minhen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityBusiness Administration (by Research) = Quản trị kinh doanh (hướng nghiên cứu)en_US
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.fulltextFull texts-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.openairetypeMaster's Theses-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.