Title: | Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại Việt Nam |
Author(s): | Mai Thị Cẩm Loan |
Advisor(s): | Dr. Đặng Ngọc Đại |
Keywords: | Thanh toán không dùng tiền mặt; Ví điện tử; Ngân hàng điện tử; Thẻ tín dụng; Dịch vụ thanh toán; Thanh toán điện tử; Cashless payment; E-wallet; E-banking; Credit cards; Payment services; Electronic payment |
Abstract: | Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể thay đổi cách thức con người sống, làm việc, điều hành xã hội, và đang tác động mạnh mẽ tới chính sách phát triển của các quốc gia (Phạm Tiến Dũng, 2021). Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với sự bùng nổ công nghệ, việc thanh toán bằng tiền mặt không đáp ứng được nhu cầu thị trường về sự nhanh chóng, an toàn và tiện lợi thì xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt (“TTKDTM”) đang dần chiếm ưu thế. Trong đại dịch Covid 19 vừa qua, việc hạn chế đi lại và tiếp xúc cũng đã làm gia tăng và góp phần hình thành thói quen sử dụng TTKDTM của người dân, hậu Covid, thói quen này vẫn được tiếp tục duy trì, góp phần thúc đẩy sự phổ biến của TTKDTM. Nghiên cứu này, với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng phương thức TTKDTM của người tiêu dùng tại Việt Nam; dựa trên kết quả nghiên cứu, rút ra các hàm ý quản trị đối với các tổ chức liên quan về việc định hướng thúc đẩy gia tăng sử dụng phương thức TTKDTM. Một cuộc khảo sát trực tuyến đã được thực hiện với 255 người có trải nghiệm sử dụng phương thức TTKDTM nhằm thu thập dữ liệu cho mục đích nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Tiếp đó, phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện để xác định các nhân tố thu được từ các biến quan sát; và phân tích tương quan Pearson để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động cùng chiều đến ý định sử dụng phương thức TTKDTM bao gồm nhận thức hữu ích (PU), nhận thức dễ sử dụng (PEOU), các chuẩn chủ quan (SN) và hiệu quả mong đợi (PE). Trong khi đó, nhận thức rủi ro (PR) có tác động ngược chiều đối với ý định sử dụng phương thức TTKDTM. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần vào việc khẳng định các lý thuyết, đồng thời cung cấp một số ý nghĩa về hàm ý thực tiễn. |
Issue Date: | 2023 |
Publisher: | Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1036616~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70685 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|