Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71303
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Phạm Thăngen_US
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Đinh Phi Hổen_US
dc.contributor.authorQuách Thị Minh Trangen_US
dc.date.accessioned2024-07-03T03:53:58Z-
dc.date.available2024-07-03T03:53:58Z-
dc.date.issued2024-
dc.identifier.otherBarcode: 1000017004-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1036938~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71303-
dc.description.abstractThế mạnh sản xuất lúa gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng riêng biệt, vùng ĐBSCL từ lâu đã được biết đến như là “vựa lúa” của Việt Nam. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những ràng buộc của thể chế thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh về giá thành – chất lượng sản phẩm với các nước xuất khẩu gạo, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu gạo và tác động của biến đổi khí hậu, trở thành những thách thức mà Việt Nam phải đương đầu trong phát triển thế mạnh sản xuất lúa gạo và cải thiện thu nhập cho người trồng lúa. Quy mô diện tích đất lúa/ người của Việt Nam rất thấp so với thế giới, hơn nữa chủ yếu sản xuất lúa dựa theo tập quán, thói quan canh tác truyền thống của nông hộ riêng lẻ, do đó không khai thác được lợi thế về quy mô, đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào cánh đồng, và hệ quả là sản xuất với giá thành cao, sản phẩm không đồng nhất về chất lượng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu khó tính của thị trường về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ sản xuất không thích ứng kịp với biến động bất thường của thời tiết, khí hậu. Để giải quyết những cản trở trên, thời gian qua Việt Nam áp dụng các mô hình hợp tác chủ yếu: Hợp tác xã nông nghiệp, Liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp), Cánh đồng lớn, Chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh lúa gạo. Trên thực tiễn, hầu hết các mô hình đều đem lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cho nông dân thông qua tạo điều kiện cho nông dân áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, mở rộng vốn và đặc biệt tiếp cận được cầu thị trường. Tác giả tổng hợp các lý thuyết nền tảng về phát triển hợp tác liên kết sản xuất và kinh doanh nói chung và sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước từ năm 2010 - 2022, tác giả đã hình thành hai mô hình nghiên cứu của luận án: (i) So sánh hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường của nông dân trong các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo với nông dân sản xuất cá thể; (ii) Xác định các yếu tố tác động đến quyết định nông dân tham gia các mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh lúa, gạo. Nghiên cứu của luận án áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với các phương pháp luận khoa học chung trong đó sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể cho luận án là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nhấn mạnh đến cách tiếp cận định tính và kết hợp định lượng với sử dụng phương pháp khảo sát điều tra từ 520 hộ nông dân, phân tích thống kê mô tả, sử dụng kiểm định thống kê. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, tác giả đã nhận diện các hình thức kinh tế hợp tác thích hợp bao gồm: Hợp tác xã của người sản xuất (HTX); liên kết 4 nhà, cánh đồng lớn và chuỗi cung ứng kinh doanh lúa gạo. Qua kiểm định Chi bình phương và kiểm định t đối mẫu độc lập, nghiên cứu đã kết luận được các mô hình hợp tác (hợp tác xã, cánh đồng lớn, liên kết 4 nhà, chuỗi cung ứng) có hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cao hơn hẳn sản xuất cá thể. Thông qua kiểm định t, luận án nhận định được: Vốn con người; Vốn vật chất; Vốn xã hội; Cảm nhận hữu dụng; Khả năng tiếp cận thị trường và chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương là các yếu tố ảnh hưởng nông dân quyết định tham gia các mô hình hợp tác. Trên cơ sở bối cảnh mới trong nước và quốc tế, định hướng phát triển kinh tập thể - HTX, mô hình chuỗi cung ứng lúa gạo và kết quả phân tích dữ liệu thu thập ở ĐBSCL tác giả đề nghị hệ thống giải pháp để thu hút nông dân tham gia các MHHT và đẩy mạnh phát triển các MHHT sản xuất và kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL.en_US
dc.format.medium159 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minhen_US
dc.subjectMô hình hợp tác sản xuất kinh doanh lúa gạoen_US
dc.subjectHợp tác xãen_US
dc.subjectChuỗi cung ứng lúa gạoen_US
dc.subjectHiệu quả kinh tế - Xã hội - Môi trườngen_US
dc.subjectĐồng bằng sông Cửu Longen_US
dc.subjectModel of rice production and business cooperationen_US
dc.subjectCooperativeen_US
dc.subjectRice supply chainen_US
dc.subjectEconomic - Social - Environmental efficiencyen_US
dc.subjectMekong Deltaen_US
dc.titleHợp tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030en_US
dc.typeDissertationsen_US
ueh.specialityPolitical Economics = Kinh tế chính trịen_US
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.grantfulltextreserved-
item.openairetypeDissertations-
item.fulltextFull texts-
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.cerifentitytypePublications-
Appears in Collections:DISSERTATIONS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.