Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71582
Title: | Pháp luật về môi giới bất động sản từ thực tiễn Tỉnh Đồng Nai | Author(s): | Hoàng Quốc Tuấn | Advisor(s): | Dr. Lê Na | Keywords: | Pháp luật; Law; Môi giới bất động sản; Real estate brokerage; Tỉnh Đồng Nai; Dong Nai province | Abstract: | Bất động sản được xem là kho lưu trữ của cải quan trọng nhất trên thế giới. Giá trị bất động sản toàn cầu trong năm 2015 (với 75% là bất động sản nhà ở) đạt mức 2,7 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tương đương chiếm 60% tổng sản lượng của thế giới . Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản toàn nền kinh tế nên nó được xem là ngành kinh tế trung tâm của các quốc gia. Mặc khác, khi kinh tế bất động sản phát triển lành mạnh sẽ tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển theo như xây dựng, tín dụng ngân hàng… Do đó, hoạt động kinh doanh bất động sản là một ngành được nhiều quốc gia quan tâm chú trọng và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh quan trọng trong việc xây dựng hình thành và phát triển hệ thống kinh doanh bất động sản cũng như điều chỉnh thị trường này một cách chặt chẽ, cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thị trường bất động sản ở nước ta vẫn chưa đi theo đúng quy luật cung cầu, thị trường bất động sản đôi lúc sốt ảo làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của người lao động và liên đới tới các ngành kinh tế khác. Bức tranh này thể hiện khá rõ nét ở Đồng Nai với tính điển hình và đặc thù nhất định. Do đó, tác giả đã lựa chọn nội dung “Pháp luật về môi giới bất động sản từ thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản và thực tiễn thi hành tại tỉnh Đồng Nai nhằm tìm ra những luận cứ khoa học liên quan đến pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản và thực tiễn thi hành tại tỉnh Đồng Nai, từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các kiến nghị phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh bất động sản nói chung và pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản nói riêng nhằm tăng cường quản lý hoạt động môi giới bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động môi giới bất động sản nhằm thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được tác giả sử dụng trong Luận văn bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, tài liệu thứ cấp, phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập, tổng hợp, đánh giá các tài liệu về pháp luật môi giới bất động sản. Phương pháp lịch sử đối chiếu, so sánh luật học được sử dụng để đối chiếu, so sánh giữa pháp luật kinh doanh bất động sản thời điểm hiện tại với pháp luật môi giới bất động sản ở các mốc lịch sử trước đây đặt trong bối cảnh pháp triển cụ thể của từng giai đoạn. Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để hệ thống, dẫn chiếu các quy định, các văn bản pháp luật trong quá trình sử dụng, phân tích và đánh giá khung pháp luật, hiện trạng pháp luật về môi giới bất động sản. Đề tài nghiên cứu pháp luật về môi giới bất động sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai nhằm làm rõ một số khái niệm có liên quan đến môi giới bất động sản cùng một số khái niệm vận động của thị trường bất động sản có ảnh hưởng đến hoạt động môi giới bất động sản. Nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về môi giới bất động sản tại Việt Nam, cùng những đạt được và chưa đạt được của hoạt động môi giới bất động sản của tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở kết phân tích thực trạng hoạt động môi giới bất động sản tại tỉnh Đồng Nai, tác giả đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành giúp cho hoạt động môi giới bất động sản trở nên minh bạch và thị trường bất động sản phát triển ổn định bền vững | Issue Date: | 2024 | Publisher: | Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh | URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1037014~S8 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71582 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.