Title: | Ảnh hưởng của lợi ích mong đợi và áp lực pháp lý đến ý định thực hiện kế toán quản trị môi trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Nguyễn Hoàng Lâm |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Huỳnh Đức Lộng |
Keywords: | Kế toán môi trường; Kế toán quản trị môi trường; Environmental accounting; Environmental management accounting (EMA); Expected benefits (internal motivation) and Regulatory pressures (external motivation) |
Abstract: | Kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) là công cụ theo dõi, thu thập, đối chiếu và phân tích thông tin vật chất và tiền tệ về chi phí môi trường để hỗ trợ việc ra quyết định và quản lý hiệu quả hoạt động (Schaltegger và Burritt., 2010). Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về KTQTMT tại Việt Nam chủ yếu mang tính khái niệm và việc áp dụng hiện chỉ giới hạn ở các quốc gia có nền công nghiệp hóa ở phương Tây, Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhận thức được những lợi ích từ việc thực hiện KTQTMT, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm khám phá các nhân tố tác động đến thực hiện KTQTMT của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại TP. Hồ Chí Minh. Tác giả chọn phương pháp hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính và định lượng để nghiên cứu. Tác giả tiến hành khảo sát hơn 200 DNNVV, có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc diện có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả, tác giả thu được 145 kết quả và tiến hành thực hiện các bước như thống kê mô tả, thống kê thang đo, đánh giá hệ số tin cậy thang đo Cronbach’Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình hồi quy. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 26 để phân tích. Kết quả, tác giả xác định hai nhân tố là Lợi ích mong đợi và Áp lực pháp lý và xây dựng được phương trình hồi quy đo lường việc thực hiện KTQTMT. Trong đó, nhân tố Lợi ích mong đợi có tác động mạnh hơn đến việc thực hiện này. Dựa vào đó, tác giả đưa hàm ý rằng chính phủ nên ban hành các tài liệu hướng dẫn thực hành KTQTMT và kiện toàn hệ thống pháp lý về môi trường để hoạt động sản xuất của các DNNVV này tiến tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tác giả có nhận thấy một số hạn chế như cỡ mẫu hiện tại chưa đủ để đại diện cho tất cả các DNNVV cả nước. Do đó, hướng nghiên cứu trong tương lai, tác giả sẽ nghiên cứu thêm các yếu tố và nâng phạm vi cỡ mẫu khảo sát. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1037024~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71600 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|