Title: | Các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình kế toán khu vực công tại Việt Nam |
Author(s): | Lê Thủy Ngọc Sang |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Võ Văn Nhị Dr. Nguyễn Ngọc Dung |
Keywords: | Trách nhiệm giải trình; Năng lực kế toán; KSNB; Chất lượng BCTC; Công bố thông tin; Cảm nhận TNGT; Accountability; Accounting competency; Internal control; Financial reporting quality; Information disclosure; Felt accountability |
Abstract: | Trách nhiệm giải trình (TNGT) là khái niệm tương đối, đa nghĩa và hiện chưa được định nghĩa rõ ràng và đầy đủ trong các lĩnh vực khác nhau. Mục đích nghiên cứu nhằm khám phá vai trò trách nhiệm giải trình dựa trên kế toán khu vực công để đề xuất mô hình khái niệm TNGT kế toán khu vực công trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án là phương pháp hỗn hợp. Dữ liệu định tính được thu thập thông qua phân tích dữ liệu đạt được và phỏng vấn sâu 7 chuyên gia. Dữ liệu định lượng được thu thập khảo sát 510 người làm việc trong 282 đơn vị công. Phần mềm SmartPLS 4 được sử dụng để kiểm định cấu trúc tuyến tính SEM và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính (i) đề xuất được mô hình khái niệm TNGT kế toán khu vực công chưa từng được ghi nhận trước đó và (ii) bổ sung bằng chứng thực nghiệm chỉ ra tồn tại quan điểm khác biệt trong nhận thức về TNGT khu vực công. Kết quả phân tích định lượng cho thấy có 5 nhân tố tác động trực tiếp và cùng chiều với mức độ tác động giảm dần tương ứng là: Kế toán dồn tích; Cảm nhận TNGT của bên giải trình đối với bên được giải trình; Chất lượng BCTC; Công bố thông tin; Năng lực kế toán. Có 3 nhân tố có tác động gián tiếp (trung gian một phần) là Công bố thông tin; Chất lượng BCTC; Cảm nhận TNGT có tác động trung gian đến TNGT kế toán khu vực công tại Việt Nam. Trong đó, nhân tố Cảm nhận TNGT của bên giải trình đối với bên được giải trình là nhân tố mới lần đầu tiên được kiểm chứng. Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng mới khi chỉ ra rằng Cảm nhận TNGT có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ mối quan hệ giải trình và qua đó tăng cường TNGT. Về mặt ứng dụng, kết quả nghiên cứu chỉ ra cho tổ chức lập quy nguyên tắc thiết kế và xây dựng khuôn mẫu BCTC cho khu vực công nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin. Đó là kế toán khu vực công nên ưu tiên cung cấp thông tin cho mục đích thực hiện TNGT. Theo đó thông tin kế toán phải dễ hiểu và có khả năng sử dụng nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu theo dõi và đánh giá của công chúng. Như vậy, việc nâng cao TNGT kế toán khu vực công góp phần thúc đẩy hiệu quả quản trị quốc gia. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1037155~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71800 |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS
|