Title: | Các yếu tố tác động đến Hệ số an toàn vốn tại các NH Thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022 |
Author(s): | Đặng Quỳnh Như |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Hồ Viết Tiến |
Keywords: | Hệ số an toàn vốn; Quy mô NH; Nợ xấu, Tỷ suất sinh lợi; Tỷ số thanh khoản; Capital adequacy ratio; Bank size; Non performing loans; Profitability; Liquidity |
Abstract: | Hệ số an toàn vốn (CAR) được xem là thước đo thiết yếu về sức khỏe tài chính của Ngân hàng (NH), cho thấy khả năng hấp thụ các khoản lỗ tiềm ẩn và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của NH. Tầm quan trọng của việc duy trì mức CAR đầy đủ đã được nhấn mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là với việc thực hiện các quy định Basel III yêu cầu các NH phải duy trì mức CAR tối thiểu là 8%. Chính vì vậy, CAR được các nhà quản trị NH đặc biệt quan tâm trong quá trình điều hành NH. Liên quan đến việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR hiện nay, trên thế giới đã có một số bài nghiên cứu như nghiên cứu của Osama El-Ansary (2019)… Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu khảo học cũng đã có những quan tâm sâu sắc đến hệ số CAR: Pham và Nguyen (2017), Binh và Thomas (2014)… Tuy nhiên, các nghiên cứu còn các hạn chế về số lượng nghiên cứu, số quan sát cũng như chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu: dữ liệu bảng, hồi quy Fixed Effects, chưa xử lý phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến, hiện tượng nội sinh. Vì CAR là hệ số quan trọng trong quản trị NH. Ngoài ra, tại Việt Nam vẫn còn một số khe hở của các nghiên cứu trước đây nên tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022” để nghiên cứu nhằm khắc phục các khe hở trên. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm phân tích tác động của các yếu tố thuộc hai nhóm yếu tố vi mô đại diện cho các đặc điểm của các NH và các yếu tố vĩ mô đến Hệ số an toàn vốn (CAR) tại các NH thương mại Việt Nam (NHTM). Bài nghiên cứu sử dụng mẫu thu thập từ 28 NHTM trong giai đoạn 2012 đến 2022. Sử dụng phương pháp hồi quy GMM để giải quyết các sai phạm trong mô hình có hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến CAR bao gồm: Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ số dư nợ tín dụng (NLTA), Tỷ suất lợi nhuận (ROA), Tỷ số thanh khoản (LIQUID), Tỷ lệ tiền gửi (DEPTA), Tỷ lệ nợ xấu (DEFAULT), Tốc độ tăng trưởng GDP và Tỷ lệ lạm phát (INF). Trong khi quy mô NH (SIZE) và Tỷ số dư nợ tín dụng (NLTA) có tác động ngược chiều đến CAR thì các yếu tố khác bao gồm Tỷ suất lợi nhuận (ROA), Tỷ số thanh khoản (LIQUID), Tỷ lệ tiền gửi (DEPTA), Tỷ lệ nợ xấu (DEFAULT) có tác động cùng chiều đến CAR. Kết quả của nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh rằng các NH có xu hướng điều chỉnh hệ số CAR để hấp thụ rủi ro do nợ xấu gây ra. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đã ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng, cụ thể hơn là các NH ưu tiên việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn hơn thay vì phát hành cổ phần mới ra đại chúng. Tốc độ tăng trưởng GDP và Tỷ lệ lạm phát (INF) cũng có tác động đáng kể đến CAR. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, các NH tăng CAR để hấp thụ rủi ro có thể xảy ra sau giai đoạn tăng trưởng. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1037373~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/72002 |
Appears in Collections: | MASTER'S PROJECTS
|