Title: | Phân tích các yếu tố liên quan tới sức khoẻ tinh thần: rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm của người làm công ăn lương tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Nguyễn Thị Phương Thoa |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Võ Tất Thắng Dr. Nguyễn Phúc Cảnh |
Keywords: | Căng thẳng; Rối loạn lo âu; Trầm cảm; Người lao động; Người làm công ăn lương; Người đi làm; Stress; Anxiety disorders; Depression; Workers; Employees |
Abstract: | Mục tiêu: Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), áp lực tại nơi làm việc là điều khó tránh khỏi do yêu cầu của môi trường làm việc hiện đại. Tuy nhiên, khi áp lực đó trở nên quá mức hoặc không thể kiểm soát được, nó sẽ dẫn đến căng thẳng. Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), WHO, có đến khoảng 42% người lao động tại Việt Nam thường xuyên gặp căng thẳng. Bên cạnh đó, người lao động, nhân viên còn gặp vấn đề liên quan đến lo âu, trầm cảm, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc,… Sức khỏe tâm thần không tốt không chỉ gây hại tới sức khỏe người lao động mà còn dẫn đến giảm năng suất của doanh nghiệp, thiệt hại kinh tế cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Do đó, việc quan tâm, chăm lo sức khỏe tâm thần người lao động, loại bỏ các yếu tố căng thẳng trong lao động là điều cần thiết giống như xây dựng các quy tắc về an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, hiện nay sức khỏe tâm thần người lao động chưa được quan tâm đúng mức. Phương pháp: Dữ liệu được thu thập từ khảo sát trực tuyến cắt ngang với sự tham gia của 380 trong khoảng thời gian từ 06/05/2024 đến 06/06/2024. Những người tham gia điền đánh giá sức khoẻ tinh thần, đo lường tình trạng căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm bằng công cụ DASS-21 cũng như cung cấp các thông tin về các yếu tố nhân khẩu học, sự kiện căng thẳng, môi trường làm việc và môi trường sống. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học, sự kiện căng thẳng, môi trường làm việc và môi trường sống đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Kết quả: Trong 380 người tham gia khảo sát, số người lao động mắc các triệu chứng rối loạn lo âu từ nhẹ đến rất nặng lần lượt là 11.32%m 21.05%, 7.11% và 7.89%, còn lại 52.63% ở trạng thái bình thường. Về tình trạng căng thẳng, có 61.32% người lao động ở mức bình thường, 14.21% có biểu hiện nhẹ, 13.42% ở mức vừa, có 6.58% ngườilao động ở mức nặng và rất nặng là 4.47%. Về tình trạng người lao động có biểu hiện trầm cảm nặng và rất nặng là 4.21% và 2.89%. Trong khi đó, mức nhẹ và vừa là 16.84%và 15%, 61.05% ở ngưỡng bình thường. Kết luận: Các yếu tố bao gồm tình trạng hôn nhân, gặp sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và môi trường làm việc được đánh giá có tác động đến tình trạng rối loạn lo âu,căng thẳng và trầm cảm của người làm công ăn lương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đạt được các mục tiêu đề ra và làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị nhằm thay đổi nhận thức thay đổi của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và chính bản thân người lao động về tầm quan trọng của sức khoẻ tinh thần cũng như những đề xuất các chương trình, hoạt động giúp ích cho việc nâng cao sức khoẻ tinh thần tại nơi làm việc. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1037458~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/72104 |
Appears in Collections: | MASTER'S PROJECTS
|