Title: | Giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Giáo Dục Toppion Giai Đoạn 2025 – 2028 |
Author(s): | Đặng Hồ Thảo Trinh |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Trần Thị Kim Dung |
Keywords: | Sự gắn kết của nhân viên; Toppion; Employee Engagement |
Abstract: | Sự gắn kết của người lao động đối với doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng và có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của công ty, đặc biệt đối với ngành đào tạo, tư vấn quản lý. Trong những năm gần đây, tình trạng suy giảm về chất lượng nhân sự, hiệu suất công việc, biểu hiện làm việc chểnh mảng, thiếu động lực ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong đó nổi bật với tỷ lệ nhân sự nghỉ việc tăng từ 8,6% - 16,7% (2021 – 2023). Việc nhân viên nhảy việc đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ những biểu hiện và triệu chứng trên, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp chuẩn đoán dựa trên bằng chứng thực tế để đánh giá toàn diện doanh nghiệp từ đó tìm ra vấn đề cốt lõi dẫn đến tình trạng hoạt động không hiệu quả. Kết quả cho thấy “Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức” chính là vấn đề cần tập trung giải quyết. Bài nghiên cứu đã tiến hành việc tham khảo nhiều nghiên cứu khác nhau cả trong và ngoài nước từ nhiều lĩnh vực ngành nghề. Từ đó tìm ra được mô hình nghiên cứu của Marye và Yosef (2022) có tính phù hợp nhất với thực trạng doanh nghiệp, qua 5 yếu tố: (1) Đặc điểm công việc, (2) Môi trường làm việc, (3) Sự hỗ trợ từ cấp trên, (4) Mối quan hệ với đồng nghiệp và nhóm, (5) Khen thưởng và Công nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gắn kết của nhân viên tại Toppion bị ảnh hưởng bởi cả 05 yếu tố trên. Trong đó cả ban lãnh đạo và quản lý đều đánh giá cao mức độ quan trọng, cấp thiết của hai yếu tố “Đặc điểm công việc” và “Sự hỗ trợ từ cấp trên”. Được căn cứ dựa trên những vấn đề đang xảy ra trong nội tại doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng đến những yếu tố khác cũng như sự tác động đáng kể đến tâm lý làm việc và các quyết định nghỉ việc của nhân viên. Bên cạnh đó, việc giải quyết được những vấn đề đang tồn đọng ở 2 yếu tố này cũng chính là nền tảng quan trọng đẩy nhanh mức độ hiệu quả của các giải pháp còn lại. Bước đầu sẽ đẩy mạnh công tác tái thiết kế công việc, với mục đích mở rộng phạm vi công tác, điều chỉnh các đầu việc hợp lý, thống nhất các tiêu chí, yêu cầu cần có cho một vị trí. Từ đó làm nền tảng cải thiện hệ thống đánh giá nhân sự và xây dựng lộ trình phát triển phù hợp với từng vị trí, chức danh. Với những giải pháp được đề xuất trên đều dựa vào những vấn đề doanh nghiệp đang gặp cũng như nguồn lực hiện nay. Do đó đảm bảo được tính thực tiễn, trọng tâm và khả thi. Bài nghiên cứu sẽ giúp cho Ban lãnh đạo có cái nhìn toàn diện về tình trạng gắn kết của nhân viên cũng như các giải pháp cụ thể cải thiện và gia tăng gắn kết nhằm đạt được những mục tiêu về quản trị nguồn nhân lực và mục tiêu phát triển của tổ chức. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1037524~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/72153 |
Appears in Collections: | MASTER'S PROJECTS
|