Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/74178
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Ngô Quang Huânen_US
dc.contributor.authorLê Tuấn Anhen_US
dc.date.accessioned2025-02-25T07:51:37Z-
dc.date.available2025-02-25T07:51:37Z-
dc.date.issued2024-
dc.identifier.otherBarcode: 1000021791-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1038056~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/74178-
dc.description.abstractTên công ty trong đề án này đã được chỉnh sửa thành công ty X. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp cần không chỉ cải thiện quy trình mà còn phải liên tục đổi mới quy trình, sản phẩm và dịch vụ để duy trì lợi thế. Quản trị tri thức trở thành yếu tố cốt lõi, giúp tổ chức khai thác tối đa tri thức từ nhân viên, đối tác, và khách hàng. Công ty X đang gặp nhiều thách thức trong công tác quản trị tri thức, đặc biệt là tiếp thu và ứng dụng tri thức. Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện, giúp X tối ưu hóa quản trị tri thức và thúc đẩy đổi mới bền vững. Đề án này được thực hiện với mục tiêu xác định và phân tích các công tác quản trị tri thức tại X Việt Nam, bao gồm tiếp thu, chia sẻ, lưu trữ và tài liệu hóa, và áp dụng tri thức, đồng thời xem xét ảnh hưởng của các hoạt động này đến sự đổi mới, cụ thể là đổi mới quy trình và đổi mới sản phẩm/dịch vụ trong tổ chức. Phương pháp tiếp cận vấn đề được áp dụng là phương pháp tích hợp, kết hợp giữa lý thuyết tổng quát và lý thuyết tình huống, nhằm mang lại cái nhìn sâu sắc về thực trạng quản trị tri thức tại X. Kết quả khảo sát cho thấy tổng số 142 phản hồi hợp lệ, chiếm 24,5% tổng số nhân viên, đại diện cho nhiều vị trí và phòng ban khác nhau trong công ty. Kết quả cho thấy ba biến quan sát liên quan đến đổi mới sản phẩm/dịch vụ có điểm số cao nhất, cho thấy sự chú trọng của X vào việc phát triển và cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên, điểm số trung bình thấp nhất được ghi nhận ở hai biến liên quan đến việc tiếp thu tri thức từ các nguồn bên ngoài (các cá nhân, đơn vị cung cấp và khách hàng) và quá trình sàng lọc tri thức, với các giá trị lần lượt là 3.44, 3.5 và 3.46. Điều này nhấn mạnh rằng đây là các công tác cần được ưu tiên cải thiện. Dựa trên những phân tích và đánh giá từ dữ liệu thu thập được, tác giả đề xuất ba giải pháp chính nhằm cải thiện công tác quản trị tri thức tại X: (1) Tổ chức workshop để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tri thức và đổi mới, (2) Hoàn thiện quy trình thu thập tri thức từ các nhà cung cấp và khách hàng, và (3) Bổ sung nội dung chia sẻ về những điểm nổi bật của các phòng ban trong các cuộc họp quý.en_US
dc.format.medium87 tr.en_US
dc.language.isovien_US
dc.publisherĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minhen_US
dc.subjectTri thứcen_US
dc.subjectQuản trị tri thứcen_US
dc.subjectĐổi mớien_US
dc.subjectKnowledgeen_US
dc.subjectKnowledge managementen_US
dc.subjectInnovationen_US
dc.titleGiải pháp hoàn thiện công tác quản trị tri thức nhằm thúc đẩy sự đổi mới tại công ty Xen_US
dc.typeMaster’s Projecten_US
ueh.specialityBusiness Administration (by Coursework) = Quản trị kinh doanh (hướng ứng dụng)en_US
item.grantfulltextreserved-
item.cerifentitytypePublications-
item.languageiso639-1vi-
item.openairetypeMaster’s Project-
item.fulltextFull texts-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S PROJECTS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.