Title: | Các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực tinh thần và thể chất trẻ em từ 6 – 14 tuổi trong gia đình tại Việt Nam |
Author(s): | Đoàn Thu Hà |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Quang |
Keywords: | Bạo lực tinh thần trẻ em; Mental violence of children; Bạo lực thể chất trẻ em; Physical violence of children; Gia đình Việt Nam; Vietnamese families |
Abstract: | Đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực tinh thần và thể chất trẻ em từ 6 đến 14 tuổi trong gia đình tại Việt Nam đã chỉ ra rằng các yếu tố như độ tuổi, giới tính, hoàn cảnh gia đình và thái độ của cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến việc xảy ra các hình thức bạo lực đối với trẻ em. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng, áp dụng mô hình hồi quy Multivariate Probit bằng phần mềm Stata 15.0 dựa trên bộ dữ liệu Báo cáo MICS6 để phân tích các mối quan hệ giữa những yếu tố này. Các phát hiện chính từ nghiên cứu như: Trẻ lớn hơn ít có khả năng bị bạo lực tinh thần và thể chất. Trẻ nam có xu hướng phải chịu đựng bạo lực tinh thần và thể chất cao hơn trẻ nữ. Điều này có thể do sự kỳ vọng khác biệt về giới tính hoặc phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với trẻ nam và trẻ nữ. Cha mẹ có thái độ tích cực về kỷ luật trẻ bằng bạo lực ít có xu hướng sử dụng bạo lực tinh thần và thể chất với con cái. Mức độ hạnh phúc của cha mẹ càng tăng thì trẻ em có nguy cơ bị bạo lực thể chất thấp hơn. Cha mẹ và trẻ có học vấn cao hơn có xu hướng tăng cường sử dụng các hình thức bạo lực tinh thần với trẻ, có thể lý giải rằng những áp lực từ phụ huynh đặt lên trẻ dựa trên địa vị bản thân hoặc gia đình dẫn tới bạo lực tinh thần ở trẻ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của giáo dục trẻ và gia đình trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực và việc đổi mới thường xuyên các nội dung giáo dục, truyền thông. Nghiên cứu nhấn mạnh yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực thể chất và tinh thần trẻ em trong gia đình nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về hậu quả của bạo lực gia đình, từ đó đề xuất những biện pháp thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực của bạo lực đến trẻ em, đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình. Phát hiện này có ý nghĩa cho chính sách bảo vệ quyền trẻ em và đề xuất các yếu tố thúc đẩy, tuyên truyền, khuyến khích điều chỉnh hành vi của trẻ bằng các phương pháp không bạo lực. Đề tài có ý nghĩa tham khảo cho các nghiên cứu tương lai tại Việt Nam và cần xem xét thêm các tác động lâu dài trong bối cảnh khác nhau |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1038503~S8 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/74834 |
Appears in Collections: | MASTER'S PROJECTS
|