Title: | Phân tích các yếu tố tác động đến sức khoẻ tinh thần của kỹ thuật viên hình ảnh y học tại hai bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh |
Author(s): | Nguyễn Thị Như Quỳnh |
Advisor(s): | Dr. Ngô Hoàng Thảo Trang |
Keywords: | Sức khỏe tinh thần; Trầm cảm; Lo âu; Căng thẳng; Kỹ thuật viên hình ảnh y học; Mental health; Depression; Anxiety; Medical imaging technicians |
Abstract: | Mục tiêu: Tương tự như những nhân viên y tế khác, kỹ thuật viên hình ảnh y học (KTV HAYH) là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương sức khoẻ tinh thần do môi trường làm việc căng thẳng, tiếp xúc nhiều với đau thương, nguy hiểm nghề nghiệp và tính trách nhiệm cao. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả thực trạng sức khoẻ tinh thần, cụ thể là thực trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng của KTV HAYH và phân tích các yếu tố ảnh hưởng liên quan. Từ đó có cơ sở để xem xét các biện pháp, chính sách để cải thiện sức khỏe tinh thần cho kỹ thuật viên, củng cố và phát triển sự gắn kết với tổ chức, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có dữ liệu từ khảo sát trực tuyến với sự tham gia của 203/215 KTV HAYH tại hai bệnh viện ở TP. HCM trong tháng 9 năm 2024. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi DASS 21 để đánh giá tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng và mô hình hồi quy logit đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng bị trầm cảm, lo âu, căng thẳng của KTV HAYH. Kết quả: Tỷ lệ KTV HAYH có dấu hiệu trầm cảm, lo âu, căng thẳng lần lượt là 37,93%, 49,74% và 44,83%. Các yếu tố tác động đến khả năng bị trầm cảm là: thu nhập, vị trí việc làm, được tạo điều kiện học thêm nâng cao trình độ và tiền sử bệnh lý thể chất. Các yếu tố tác động đến khả năng bị lo âu là: thu nhập, được tôn trọng, được tạo điều học thêm và tiền sử bệnh lý thể chất. Các yếu tố tác động đến khả năng bị căng thẳng là: thu nhập, thâm niên, điều kiện máy móc thiết bị, được tôn trọng, được tạo điều kiện học thêm, hút thuốc lá và tiền sử bệnh lý thể chất. Kết luận: Nghiên cứu này đã mô tả thực trạng sức khoẻ tinh thần của KTV HAYH và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng liên quan. Bên cạnh đó, các kiến nghị đã được đề ra nhằm tăng sự hỗ trợ, thấu hiểu, tôn trọng; phát triển các chương trình chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần trong tổ chức. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1038521~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/74850 |
Appears in Collections: | MASTER'S PROJECTS
|