Title: | Mối quan hệ giữa lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự sáng tạo và kết quả công việc của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp tại các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh |
Author(s): | Phan Thị Tường Vy |
Advisor(s): | Dr. Ngô Quang Huân |
Keywords: | Lãnh đạo tạo sự thay đổi; Sự sáng tạo; Kết quả làm việc của nhân viên; Doanh nghiệp Bảo hiểm Phi nhân thọ; Change leadership; Creativity; Employee performance; Non-life insurance business |
Abstract: | Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xác định mô hình về mối quan hệ giữa lãnh đạo tạo sự thay đổi (LĐTSTĐ), sự sáng tạo (SST) và kết quả làm việc (KQCV) của nhân viên. Đồng thời, đo lường sự tác động giữa KĐTSTĐ, SST và KQCV của nhân viên trong các doanh nghiệp BHPNT tại TP. HCM. Tác giả đề xuất mô hình lý thuyếat về mối quan hệ giữa LĐTSTĐ, SST và KQCV của nhân viên trong các doanh nghiệp BHPNT tại TP. HCM gồm các thành phần đó là: Yếu tố LĐTSTĐ gồm: (1) Hấp dẫn bởi phẩm chất và hành vi (III); (2) Kích thích trí tuệ (ISS); (3) quan tâm đến từng cá nhân (ICC); (4) Động lực truyền cảm hứng (IMM) Yếu tố SST của nhân viên (ECC) Yếu tố KQCVcủa nhân viên gồm: (1) Kết quả theo nhiệm vụ (TT), (2) kết quả theo ngữ cảnh (CC) Nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua khảo sát thử 106 khảo sát nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo. Kết quả cho thấy, các thang đo đạt độ tin cậy và là cơ sở để tiến hành khảo sát chính thức với cỡ mẫu là 480 khảo sát được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbachs Alpha biến tổng > 0,6; hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Điều này cho thấy các thang đo đều đạt tiêu chuẩn là những thang đo tốt, có độ tin cậy cao. Tất cả 48 biến quan sát đều đủ điều kiện phân tích EFA. Kết quả CFA cho thấy 48 biến quan sát đủ điều kiện để phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy - Mối quan hệ giữa LĐTSTĐ với SST của nhân viên (ECC): (1) Hấp dẫn bởi phẩm chất và hành vi (III); (2) Kích thích trí tuệ (ISS); (3) quan tâm đến từng cá nhân (ICC); (4) Động lực truyền cảm hứng (IMM) giải thích được 54,4% sự thay đổi của SST của nhân viên (ECC). - Mối quan hệ giữa LĐTSTĐ với kết quả theo ngữ cảnh (CC): (1) Hấp dẫn bởi phẩm chất và hành vi (III); (2) Kích thích trí tuệ (ISS); (3) quan tâm đến từng cá nhân (ICC); (4) Động lực truyền cảm hứng (IMM) và sự sáng tạo của nhân viên (ECC) giải thích được 71,7% sự thay đổi của kết quả theo ngữ cảnh (CC). - Mối quan hệ giữa LĐTSTĐ với kết quả theo nhiệm vụ (TT): (1) Hấp dẫn bởi phẩm chất và hành vi (III); (2) Kích thích trí tuệ (ISS); (3) quan tâm đến từng cá nhân (ICC); (4) Động lực truyền cảm hứng (IMM) và SST của nhân viên (ECC) giải thích được 70,6% sự thay đổi của kết quả theo nhiệm vụ (TT). |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1034301~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/64522 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|