Title: | Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử |
Author(s): | Lê Tấn Quan |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Võ Trí Hảo |
Keywords: | Chứng cứ; Chứng cứ điện tử; Chứng cứ kỹ thuật số; Chứng cứ máy tính; Evidence; Electronic evidence; Digital evidence; Computer evidence |
Abstract: | Trong thời đại công nghệ thông tin, con người giao tiếp thường xuyên với nhau thông qua các phương tiện điện tử, kỹ thuật số và để lại vô vàn dấu vết dưới dạng dữ liệu điện tử. Khi xảy ra tranh chấp, cần làm rõ sự việc, hiện tượng, chứng minh tình huống pháp lý, Tòa án hoặc các cơ quan tài phán khác, chủ thể tham gia tố tụng, phải thu thập chứng cứ có nguồn từ dữ liệu điện tử, hay còn gọi là chứng cứ điện tử. Đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận loại hình chứng cứ này. Tuy nhiên, trên thực tế các chủ thể tố tụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng chứng cứ điện tử, nguyên nhân vấn đề cần được làm rõ. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử” để làm rõ các lý thuyết về chứng cứ, chứng cứ điện tử, khảo sát pháp luật thực định của một số nước cả từ trong hệ thống Thông luật lẫn Dân luật. Từ đó làm rõ nguyên nhân của khó khăn trong việc sử dụng chứng cứ điện tử. Đặc biệt, dựa trên cơ sở đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ điện tử, đề tài kiến nghị chỉnh sửa các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng cứ nhằm đáp ứng với yêu cầu khách quan của việc thu thập, chấp nhận và sử dụng chứng cứ điện tử. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu các kết quả đã có về chứng cứ, đánh giá pháp luật về chứng cứ điện tử của một số quốc gia thuộc cả hai hệ thống Thông luật và Dân luật như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và phân tích pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này. Từ đó, nghiên cứu sinh phát hiện thấy những khó khăn xuất phát từ thu thập chứng cứ điện tử; chấp nhận chứng cứ điện tử; sử dụng chứng cứ điện tử để thực hiện nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) bao gồm: Nghĩa vụ yêu cầu (burden of pleading), nghĩa vụ chứng minh nội dung (burden of persuasion), nghĩa vụ chứng minh hình thức hay còn gọi là nghĩa vụ cung cấp chứng cứ (burden of production). Kết quả nghiên cứu của Luận án đã chỉ ra rằng tại Việt Nam, những vấn đề này vẫn chưa được làm rõ về cả lý thuyết lẫn pháp luật thực định. Trên cơ sở các phát hiện này, Luận án đã góp phần làm rõ các khái niệm, nội dung thu thập, chấp nhận, sử dụng chứng cứ điện tử thực hiện nghĩa vụ chứng minh, cũng như xây dựng quy trình điều tra thu thập chứng cứ điện tử. Từ đó, Luận án xây dựng bộ tiêu chí chấp nhận chứng cứ điện tử, hệ thống nguyên tắc sử dụng chứng cứ điện tử. Đồng thời, Luận án chỉ ra các các vấn đề cần được bổ sung, chỉnh sửa trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan trong việc sử dụng chứng cứ điện tử, trong chứng minh các tình huống pháp lý của các chủ thể tham gia tố tụng, trong lĩnh vực dân sự, hình sự. |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1034470~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/65599 |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS
|