Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/67931
Title: | Hoàn thiện quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Nghiên cứu trường hợp Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh An Giang | Author(s): | Trần Bảo Định | Advisor(s): | Prof. Dr. Nguyễn Trọng Hoài | Keywords: | Procedure; Process; Policy; Mechanism; Acquisition; Compensation; Regulations; Assistance; Resettlement; Pháp luật đất đai; Thu hồi đất; Bồi thường; Hỗ trợ; Tái định cư; Land law; Land recovery | Abstract: | Đất đai được thừa nhận là nguồn lực cho đầu tư phát triển, là một trong những nguồn thu chính của quốc gia và từng địa phương. Bình diện hẹp, đất đai là tài sản và nơi định cư, sinh kế của người dân. Quá trình đưa đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình chuyển dịch đất đai từ chủ thể1 này sang chủ thể khác theo những quy định của Nhà nước. Giả định dưới đây diễn giải cho vấn đề này. Giả định rằng một người nào đó được pháp luật công nhận là chủ của một thửa đất, thửa đất này thuộc diện phải đưa vào phát triển một dự án bất kỳ theo luật định. Có 02 trường hợp xảy ra: Một là, chủ đất không có quyền từ chối việc đưa đất vào thực hiện dự án. Hai là, chủ đất có quyền từ chối đưa đất vào phát triển dự án nếu việc đàm phán giữa các bên liên quan không thành công. Hàm ý rằng chủ quyền của chủ đất được chuyển dịch cho một chủ thể khác và họ không còn quyền làm chủ của thửa đất, quá trình này được tiến hành theo 02 cơ chế bắt buộc ở trường hợp thứ nhất và tự nguyện ở trường hợp thứ hai. Giả định này được khái quát khi có nhiều chủ thể chuyển dịch chủ quyền thửa đất cho chủ thể khác để thực hiện dự án thuộc khu vực công lẫn tư theo quy định của pháp luật. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, chủ thửa đất sẽ quan tâm 02 vấn đề cốt lõi: (1) Có được bồi thường hay không (quyền được bồi thường), được bồi thường và hưởng lợi ích như thế nào, theo chính sách nào, có quyền được đàm phán về các lợi ích liên quan hay không? Vấn đề này thuộc về nội dung chính sách. Và (2) việc chuyển dịch chủ quyền thửa đất theo cơ chế, trình tự, thủ tục nào; có quyền được từ chối đưa đất vào thực hiện dự án nếu việc đàm phán về các lợi ích liên quan không được thoả mãn? Điều này thuộc về hình thức và được xem là trình tự, thủ tục mà các bên liên quan tiến hành trong quá trình chuyển dịch chủ quyền thửa đất diễn ra như giả định. Từ giả định trên, đề tài này đề cập đến Quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (gọi tắt là Quy trình) theo cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc; các nguyên tắc lý thuyết, luật định và việc vận dụng nó vào thực tiễn trong bối cảnh ngày càng gia tăng việc thu hồi để tạo lập quỹ đất cho nhiều mục tiêu phát triển khác nhau. Quy trình này thể hiện quá trình thực thi chính sách đất đai theo cơ chế thu hồi đất bắt buộc bởi luật pháp, kèm theo đó là việc giải quyết chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất. Mục tiêu chính của đề tài là mô tả và phân tích quy trình mà ở đó chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện gắn với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo cơ chế bắt buộc, và so sánh quy trình trong trường hợp Nhà nước không buộc phải thu hồi đất – theo cơ chế tự nguyện. Đề tài chỉ ra nguyên tắc và cách thức được áp dụng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh An Giang với tư cách là một Tổ chức phát triển quỹ đất (theo cách gọi của Luật Đất đai năm 2003) và là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (theo cách gọi của Luật Đất đai năm 2013); thực trạng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ từ những thuận lợi và bất cập của quy trình. Từ đó đề xuất giải pháp và nội dung hướng đến việc hoàn thiện Quy trình. | Issue Date: | 2023 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1035066~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/67931 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.