Title: | Pháp luật về hoạt động nuôi và dẫn dụ, khai thác sản phẩm yến - Thực tiễn tại tỉnh Bến Tre |
Author(s): | Trương Trần Nguyễn Nghĩa |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Võ Trí Hảo |
Keywords: | Khai thác sản phẩm yến; Dẫn dụ chim Yến; Bến Tre; Exploiting salanganes’ products; Attraction activities; Ben Tre province |
Abstract: | Ngành nghề nuôi chim yến có thể được xem là một ngành nghề chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở các tỉnh, thành trên cả nước. Loài chim yến được xem là một loài động vật hoang dã cho nên về bản chất tập tính sinh hoạt sẽ khác so với các loài động vật mà trước giờ con người thường chăn nuôi, trong hoạt động chăn nuôi người ta thường xây chuồng, trại nhưng đối với loài chim yến lần đầu tiên con người xây nhà cho chim yến ở, đặt máy dẫn dụ, nuôi động vật mà không cần cho ăn…điều này xuất phát từ tập tính sinh hoạt. Trong tình hình hiện này, trải qua quá trình áp dụng pháp luật quy định liên quan đến các vấn đề hoạt động nuôi chim yến và dẫn dụ, khai thác sản phẩm từ chim yến trên cả nước nói chung, tại tỉnh Bến Tre nói riêng tác giả tìm ra một số vấn đề còn bất cập, thiếu sót trong quy định pháp luật. Mặc dù nhà làm luật cũng đã đưa ra các văn bản mang tính giải pháp nhưng trên thật tế phát sinh các vấn đề như quy định vùng nuôi chim Yến có thực sự phù hợp với bản chất hoang dã của loài chim Yến hay không vì do bản chất hoang dã nên chim Yến nay sống ở đây ngày mai sống ở nơi khác tùy thuộc vào các yếu tố như nguồn nước, thức ăn, môi trường… các quy định xoay quanh vấn đề về âm thanh như vị trí đo cường độ âm thanh tại miệng loa và phát thanh loa dẫn dụ chim Yến cần quy định chi tiết rõ ràng hơn như tầng số phát thanh loa dẫn dụ chim Yến hiện nay luật chỉ quy định một loại tầng số nhưng trên thực tế thì sẽ có hai loại tầng số âm thanh đó là tần số âm thanh dẫn dụ chim Yến lạ về nhà nuôi chim Yến và tần số âm thanh dụ chim Yến ở lại làm tổ, ngoài ra hiện nay cần bổ sung thêm các văn bản hướng dẫn trong việc chuyển đổi công năng từ nhà nuôi chim Yến sang nhà ở riêng lẻ để thấy được tính tối ưu trong việc sau khi không nuôi chim Yến có thể cải tạo sử dụng phù hợp nhiều mục đích khác nhau điều này khác biệt so với xây chuồng nuôi các loại động vật khác sau khi không chăn nuôi đa phần không thể cải tạo để ở và thải ra một lượng rác thải như xà bần ra môi trường bên ngoài, bên cạnh đó còn một số vấn đề khác phát sinh khi vận dụng pháp luật vào thực tiễn ... Việc ban hành quy định pháp luật về lĩnh vực chim Yến không chỉ dựa vào tình hình thực tiễn xã hội mà còn phải dựa vào tập tính sinh hoạt của loài động vật hoang dã này. Một trong các vấn đề bất cập, thiếu sót này xuất phát từ việc ban hành các quy định chưa thực sự chưa phù hợp với tập tính sinh hoạt của loài chim Yến. Để giải quyết các vấn đề này một cách triệt để, việc nhìn nhận một cách khách quan về sự thiếu sót trong vấn đề ban hành pháp luật nhằm góp phần xây dựng pháp luật quy định về hoạt động nuôi và dẫn dụ, khai thác sản phẩm yến một cách hiệu quả và có tính khoa học hơn từ đó góp phần tạo nên một hệ thống pháp luật liên quan đế hoạt động nuôi chim Yến ổn định, lâu dài mang lại lợi ích cho cộng đồng và cho ngành nghề nuôi chim Yến tại Việt Nam. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1037002~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71575 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|