Title: | Tác động của văn hóa an toàn người bệnh đến hành vi an toàn và tần suất ước đoán xảy ra sự cố sai sót thuốc, té ngã liên quan đến nhân viên chăm sóc tại Khoa Lâm sàng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM |
Author(s): | Phạm Thúy Trinh |
Advisor(s): | Dr. Trần Đăng Khoa |
Keywords: | Văn hóa an toàn người bệnh; Nhân viên chăm sóc; Nhân viên chăm sóc y khoa; Cơ sở y tế; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá mối quan hệ giữa VHATNB và khả năng xảy ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã theo ước đoán tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Wang và cộng sự (2014) và sử dụng bộ công cụ khảo sát HSOPSC của tổ chức AHRQ (2008) đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia thuộc Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện Đại học Y dƣợc hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Trong nghiên cứu định lƣợng tác giả dùng phần mềm SPSS 13 để phân tích hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với số lượng mẫu khaỏ sát 200 nhân viên chăm sóc đang làm việc tại các khoa lâm sàng bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo HSOPSC bao gồm 12 thành phần với 42 biến, bao gồm: (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa, (2) Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý, (3) Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về quản lý cho an toàn ngƣời bệnh, (5) Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh, (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/sự cố, (7) Trao đổi cởi mở, (8) Tần suất ghi nhận sai sót/sự cố, (9) Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa, (10) Nhân sự, (11) Bàn giao và chuyển bệnh, và cuối cùng là (12) Không trừng phạt khi có sai sót/sự cố và thang đo hành vi an toàn của nhân viên chăm sóc. Kết quả cho thấy 12 thành phần đã phân tách và cộng gọp thành 5 thành phần chính tác động lên hành vi an toàn của nhân viên chăm sóc, từ đó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khả năng xả ra sự cố/sai sót thuốc, té ngã liên quan đến mỗi cá nhân. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo trong các bệnh viện hiểu rõ hơn về nhân viên đồng thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy nhân viên thực hiện hành vi an toàn và tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của VHATNB. |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1024329~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54219 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|