Title: | Nền kinh tế phi chính thức: ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của Việt Nam |
Author(s): | Nguyễn Thái Hòa |
Advisor(s): | Prof. Dr. James Riedel M.A. Đỗ Thiên Anh Tuấn |
Keywords: | Nền kinh tế phi chính thức; nformal economy; Thuế; Tax; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Nghiên cứu được thực hiện nhằm ước tính qui mô của nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam, tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của khu vực này và tác động của nó đến thất thoát số thu thuế. Nghiên cứu đã sử dụng khung lý thuyết đánh giá mức độ tuân thủ và thất thoát nguồn thu thuế mà Ngân hàng thế giới (2011) đề xuất, kết hợp với phương pháp mô hình MIMIC để ước tính qui mô nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam cùng một số quốc gia Châu Á khác. Kết quả phân tích cho thấy, có 3 nguyên nhân chính tác động đến sự gia tăng của nền kinh tế phi chính thức: (i) hệ thống luật pháp, chất lượng thể chế và sự minh bạch của chính phủ; (ii) gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội và (iii) sự suy giảm của nền kinh tế chính thức. Ngoài ra, các yếu tố khác như tập quán kinh doanh, thói quen tiêu dùng cũng góp phần vào sự lớn lên của khu vực này. Kết quả ước tính qui mô cho thấy nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam ở mức từ 15% - 27% GDP, và đang có xu hướng gia tăng mạnh từ năm 2008 trở đi. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam là cao thứ 3 so với các nước trong mẫu nghiên cứu, trung bình mỗi năm tăng 1,4% GDP. Với qui mô nền kinh tế phi chính thức ở mức cao như hiện nay, mỗi năm Việt Nam thất thoát khoảng 3% - 5% GDP số thu từ thuế, tương đương 1/5 tổng doanh thu từ thuế của nền kinh tế chính thức. Nếu kiểm soát và thu hẹp được phạm vi của nền kinh tế phi chính thức, hay nói cách khác đó là khuyến khích các chủ thể tham gia ngày một nhiều hơn vào khu vực chính thức thì mỗi năm ngân sách có thêm khoảng 2% - 3% GDP tiền thu từ thuế, góp phần củng cố tính bền vững của cán cân ngân sách. Từ kết quả nghiên cứu, để có thể kích thích các cá thể tham gia vào nền kinh tế chính thức, chính phủ nên tập trung vào các biện pháp dài hạn, tạo ra những thay đổi mang tính nền tảng như: (i) tập trung vào việc cải thiện hệ thống luật pháp; (ii) kiểm soát và hạn chế nạn tham nhũng và các chi phí không chính thức; (iii) Giảm gánh nặng thuế thông qua tối thiểu hóa chi phí tuân thủ và chi phí giao dịch. Những cải cách hiệu quả này theo thời gian sẽ tạo ra những tác động tích cực và kỳ vọng sẽ làm thay đổi nhận thức của các hộ kinh doanh và cá nhân trong nền kinh tế, khuyến khích họ gia nhập vào khu vực chính thức nhiều hơn, hạn chế sự gia tăng của khu vực kinh tế phi chính thức. Từ khóa: nền kinh tế phi chính thức, phương pháp mô hình, MIMIC |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025225~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54634 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|