Title: | Sự thích hợp của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng tại việt nam |
Author(s): | Hồ Xuân Thủy |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Xuân Hưng Dr. Lê Đình Trực |
Keywords: | Báo cáo tài chính; Financial report; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Small and medium enterprises |
Abstract: | Một số đặc điểm của SMEs VN đã thể hiện khá rõ nét qua kết quả khảo sát. Nhìn chung, SMEs của VN có quy mô không lớn so với SMEs của các quốc gia trên thế giới và còn khá hạn chế trong các hoạt động liên quan quốc tế. Phần lớn SMEs VN có chủ sở hữu trực tiếp điều hành, số lượng chủ sở hữu không nhiều, sự chia tách quyền quản 169 lý và điều hành ở mức độ thấp. Những đặc điểm này là vấn đề cần cân nhắc khi quyết định áp dụng IFRS for SMEs ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu xác định đối tượng chính sử dụng BCTC của SMEs là cơ quan thuế, chủ sở hữu, ngân hàng, nhà đầu tư và BCTC của SMEs hiện hành chủ yếu chỉ để đáp ứng yêu cầu quản lý của các cơ quan NN, đặc biệt là DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. SMEs đánh giá mức độ tuân thủ chuẩn mực khá cao. Tuy nhiên, các kết quả khảo sát về lý do dẫn đến mức tuân thủ cao hay thấp, thông tin BCTC có đáng tin cậy và hữu ích đối với người sử dụng thông tin hay không đã có thể giúp nghiên cứu kết luận VAS không phù hợp với yêu cầu của SMEs. SMEs không quan tâm đến áp dụng chuẩn mực, hoặc áp dụng chỉ mang tính hình thức. Mặt khác, các chính sách về thuế ảnh hưởng mạnh đến DN dẫn đến chất lượng thông tin BCTC không cao, mục đích sử dụng BCTC để ra các quyết định kinh tế đã không phát huy tác dụng. Với quan điểm đánh giá về VAS hiện hành, SMEs cho rằng cần thiết phải xây dựng CMBCTC riêng cho SMEs. Mặc dù sự tham gia vào các hoạt động quốc tế của SMEs VN còn hạn chế nhưng nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs cũng được đánh giá khá cao (gần 60%). Các DN có quy mô lớn, cạnh tranh DN ở NN và kiểm toán BCTC có nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs cao hơn các SMEs còn lại. Chỉ có 6/34 chuẩn mực theo quy định của IFRS for SMEs được đánh giá hoàn toàn không phù hợp với SMEs vì ít hoặc không thường xuyên xảy ra đối với SMEs. Các nhân tố thể hiện đặc điểm môi trường hoạt động của SMEs (cơ cấu vốn NN, cạnh tranh với DN ở NN, vay nợ NN), cơ cấu tổ chức liên quan nước ngoài, quy mô, thực hiện kiểm toán BCTC và tổ chức kiểm toán có ảnh hưởng đến đánh giá về sự phù hợp của những quy định này. Các chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường không thích hợp với DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ trong hiện tại là mô hình giá gốc có đánh giá tổn thất đối với TSCĐ hữu hình, vô hình và đánh giá BĐS đầu tư theo giá trị hợp lý vì nguồn lực hạn chế của SMEs cũng như SMEs chưa áp dụng và chưa có quy định bắt buộc nên còn lo ngại về chi phí. Hai phương pháp kế toán cần cân nhắc thêm vì chi phí cũng cao tương ứng với lợi ích khi áp dụng đó là áp dụng hối tố với thay đổi phương pháp kế toán và DT, CP của hợp đồng xây dựng ghi theo tiến độ kế hoạch. Ngược lại, các chính sách kế toán được đa số SMEs cho rằng có lợi ích về thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài cao hơn không có lợi ích, đồng thời chi phí để áp dụng cũng có thể chấp nhận được là thuế hoãn lại, BCLC tiền tệ, chi phí triển khai và chi phí đi vay không vốn hóa. Không có khác biệt về việc đánh giá chi phí- lợi ích của các phương pháp kế toán này giữa SMEs có các đặc điểm khác nhau về môi trường hoạt động, quy mô hay cơ cấu vốn. |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Kế Toán |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1024769~S4 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54708 |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS
|