Title: | Tác động của việc thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng lên sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam |
Author(s): | Đặng Thị Ánh Dương |
Advisor(s): | Dr. Lê Việt Phú |
Keywords: | Sản xuất nông nghiệp; Agricultural production; Xăng dầu; Petrolium; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Excise tax; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Xăng dầu là một trong những nguồn năng lượng đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay. Do đó, biến động giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của nông hộ. Hiện nay, thuế phí chiếm hơn 50% trong cấu phần giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường và được chính phủ sử dụng như một công cụ điều hành giá xăng dầu, gia tăng nguồn thu ngân sách. Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ra đời thay đổi cơ sở tính thuế TTĐB đối với xăng từ đánh trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu sang đánh trên giá bán lẻ xăng chưa có thuế GTGT và thuế BVMT. Điều này đã gây ra nhiều tranh luận cho rằng việc mở rộng cơ sở thuế TTĐB sẽ tác động lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào sản xuất. Thay đổi cơ sở thuế TTĐB làm gia tăng gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp của nông hộ, ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất trong xã hội, trong khi khoảng 47% dân số cả nước là lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp. Chính vì thế, nghiên cứu được thực hiện để xác định tác động của việc thay đổi chính sách thuế TTĐB lên hoạt động sản xuất của nông hộ. Dựa trên bộ dữ liệu VHLSS 2014 và hàm chi phí Translog, tác giả ước lượng độ co dãn cầu xăng dầu theo giá và độ co dãn thay thế của các yếu tố đầu vào khác cho hoạt động trồng trọt. Kết quả ước lượng cho thấy cầu xăng dầu cho trồng trọt là hàm cầu kém co dãn theo giá và xăng dầu khó có thể được thay thế bởi những hàng hóa đầu vào khác. Tuy nhiên, kết quả tính toán dựa trên đường cung và cầu xăng dầu cho hoạt động trồng trọt cho thấy việc mở rộng cơ sở thuế không ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất của nông hộ, đồng thời lại tăng nguồn thu thuế cho chính phủ. Phân tích dựa trên khung lý thuyết kinh tế học về thuế cho thấy việc thay đổi cơ sở thuế TTĐB là một chính sách đạt được tính hiệu quả kinh tế do tổn thất vô ích của xã hội thấp, giúp chính phủ tăng nguồn thu ngân sách và không làm cho người dân cảm nhận được sự gia tăng thuế TTĐB trong giá bán lẻ xăng trên thị trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hai khuyến nghị chính sách như sau: (1) Chính phủ không nên áp dụng mức thuế suất thấp hơn hoặc miễn thuế đối TTĐB đối với xăng cho khu vực nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt; và (2) Chính phủ nên gia tăng nguồn ngân sách cho nông nghiệp thông qua các chính sách nông nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025339~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54717 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|