Title: | Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh ngân hàng cho vay |
Author(s): | Trần Thị Thanh Hằng |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Phan Thị Bích Nguyệt |
Keywords: | Chính sách tiền tệ; Monetary policy |
Abstract: | Luận văn với đề tài “Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn CSTT thông qua kênh ngân hàng cho vay” với giả thuyết rằng một ngân hàng có sức mạnh thị trường cao hơn sẽ có khả năng lớn hơn để tự bảo hiểm chống lại một cú sốc tiền tệ, làm suy giảm hiệu lực của CSTT. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về tác động của cạnh tranh đến sự truyền dẫn CSTT, góp phần bổ sung bằng chứng và mở rộng nghiên cứu về kênh cho vay tại Việt Nam. Tác giả thực hiện hồi quy mô hình tăng trưởng tín dụng với bốn biện pháp đo lường cạnh tranh (CR5, HHI, Lerner và Boone) khác nhau và nhận thấy mô hình sử dụng chỉ sổ Lerner là phù hợp nhất. Kết quả từ mô hình hồi quy cho thấy: 1) Đánh giá mức độ tập trung/cạnh tranh trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016 thông qua bốn chỉ số đo lường cấu trúc thị trường: CR5, HHI, Lerner và Boone thấy được có sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng không quá mạnh và sức mạnh thị trường vẫn còn tập trung vào nhóm các nhân hàng mạnh nhất. 2) Kết quả nghiên cứu về tác động của biến tương tác giữa chỉ số CSTT và cấu trúc thị trường ngân hàng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng đã chứng minh được sự tồn tại của kênh ngân hàng cho vay tại Việt Nam và gia tăng cạnh tranh ngân hàng sẽ giúp tăng hiệu quả của truyền dẫn CSTT. Tuy nhiên, kết quả đo lường từ bốn mô hình với các biện pháp khau của cấu trúc thị trường không hoàn toàn thống nhất với nhau, trong đó, mô hình sử dụng chỉ sổ Lerner đại diện cho cạnh tranh ngân hàng là phù hợp nhất. Qua đó, khi xem xét tác động biên của cạnh tranh ngân hàng đến truyền dẫn CSTT cho thấy sự cạnh tranh thị trường ngân hàng Việt Nam càng cao sẽ làm tăng hiệu quả truyền dẫn CSTT. 3) Các đặc tính ngân hàng, tăng trưởng tiền gửi hay thể chế quốc gia, khung pháp lý cũng tác động đến tăng trưởng tín dụng. Cụ thể tính thanh khoản, tăng trưởng huy động, GDP, chất lượng điều hành và ổn định tài chính có tương quan 74 cùng chiều với trăng trưởng tín dụng. Quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, biến trễ của trăng trưởng huy động lại có tương quan ngược chiều. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025039~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55538 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|