Title: | Xây dựng chỉ số KPI trong việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú |
Author(s): | Lê Nguyễn Quỳnh Thoa |
Advisor(s): | Dr. Đinh Công Khải |
Keywords: | Quản trị nguồn nhân lực; Human resources management; Hiệu quả thực hiện công việc; Work performance efficiency |
Abstract: | Đầu tư vào nguồn nhân lực là nguồn đầu tư mang tính chiến lược và lâu dài bởi nó ảnh hướng lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập. Tác giả đã chọn tìm hiểu về phương pháp quản lý hiện đại, đó là áp dụng chỉ số KPI. Qua tìm hiểu, KPI đã được áp dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp nước ngoài, với những hiệu quả to lớn mà nó đem lại. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chỉ số này vẫn còn chưa được áp dụng rộng rãi, đa phần được áp dụng tại các công ty lớn như FPT, CMC, VNG … trong một vài năm trở lại đây. Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị nguồn nhân lực. Nó tạo cơ sở khoa học cho các quyết định về nhân lực như: tiền công, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bố trí và sắp xếp lại nguồn nhân lực. Đồng thời, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc còn là thông tin phản hồi đến người lao động để họ có phương huớng, giải pháp tự nâng cao năng lực, hoàn thành tốt công việc. Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc có thể sử dụng nhiều tiêu chí, cơ sở khoa học khác nhau. Việc sử dụng chỉ số đánh giá theo KPI là phương pháp đánh giá hiệu quả mang lại kết quả chính xác, ưu việt và đã trở thành động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Công ty Cổ phần quốc tế Phong Phú đã coi đánh giá hiệu quả thực hiện công việc là nhiệm vụ quan trọng. Việc tổ chức đánh giá hiệu quả thực hiện công việc tại Công ty đã có nhiều ưu điểm và phát huy được vai trò của đánh giá hiệu quả thực hiện công việc trong quản trị doanh nghiệp nói chung và trong quản lý nguồn nhân lực nói riêng. Trong khuôn khổ bài luận văn này, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu và xây dựng chỉ số KPI tại Phòng Kỹ thuật Công ty Cổ phần quốc tế Phong Phú. Lý do của sự 70 giới hạn này là hạn chế về nguồn lực, gồm nhân lực, thời gian và chi phí buộc phải thu nhỏ phạm vi nghiên cứu nhằm đạt được một kết quả phù hợp và đáng tin cậy. |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1024549~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55545 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|