Title: | Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo tỉnh Đồng Nai |
Author(s): | Nguyễn Thị Huệ |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Văn Giáp |
Keywords: | Ngành chăn nuôi heo; Năng lực cạnh tranh; Đồng Nai; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Ngành chăn nuôi heo Đồng Nai dẫn đầu cả nước về số lượng trong nhiều năm và có tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2016. Đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất, thì đột ngột Trung Quốc ngừng nhập khẩu, khiến lượng cung trong nước đột ngột tăng cao so với nhu cầu tiêu thụ, khiến giá sụt giảm nhanh chóng. Điều này gây hoang mang cho người chăn nuôi khi giá heo nơi đây giảm sâu nhất trong khu vực và đặt ra nghi vấn liệu cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai có lớn mạnh như vẫn được gọi là “thủ phủ chăn nuôi heo cả nước”. Qua phân tích, tác giả nhận định cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai cơ bản đã hình thành với các yếu tố thúc đẩy năng lực cạnh tranh nhưng còn nhiều yếu tố chưa đầy đủ và còn yếu. (i) Trong các yếu tố đầu vào, các điều kiện tự nhiên và lao động có kinh nghiệm đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển cụm ngành. Hạ tầng giao thông cải thiện với đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển cho cụm ngành. Bên cạnh đó, quy hoạch chưa hiệu quả và quỹ đất hạn hẹp đã cản trở sự hình thành đầy đủ các khâu trong cụm ngành. (ii) Trong các điều kiện cầu, hai thị trường tiêu thụ của cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai là TP.HCM và Trung Quốc. Trong khi thị trường TP.HCM có những yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe, thì nhu cầu từ thị trường Trung Quốc khá bấn ổn và có xu hướng giảm. (iii) Trong bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp kết hợp phân tích theo chuỗi giá trị, nổi bật là khâu chăn nuôi với lợi thế chăn nuôi quy mô trang trại góp phần giảm chi phí, nhưng vẫn tồn tại vấn nạn sử dụng chất cấm làm giảm uy tín ngành. Ngoài ra, các khâu đầu và cuối chuỗi giá trị như khâu con giống, khâu giết mổ và chế biến, và khâu phân phối, còn khá yếu so với quy mô chăn nuôi của tỉnh và so với các địa phương lân cận. (iv) Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan phát triển yếu và khá rời rạc, ngành hỗ trợ mật thiết như thú y còn rất yếu. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai và Dự án Lifsap hỗ trợ tích cực trong hoạt động sản xuất của cụm ngành. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh cụm ngành chăn nuôi heo Đồng Nai gồm: (i) Thực hiện thu hút các khâu cuối trong chuỗi giá trị tại các khu vực liên kết thuận lợi với trục đường cao tốc, để nâng cao giá trị gia tăng của ngành và ổn định đầu ra cho khâu chăn nuôi; (ii) Thay đổi quy định xử phạt dựa trên số lượng và nồng độ chất cấm phát hiện thay vì phạt theo khung cố định. Đồng thời, mở rộng các bên tham gia kiểm tra xử phạt chất cấm gồm cơ quan nhà nước, hiệp hội và các doanh nghiệp để tăng xác suất phát hiện; (iii) Đa dạng các hình thức truyền thông dễ tiếp cận đối với khu vực nông thôn như phát thanh, truyền hình, truyền thanh các thông tin thị trường, xử phạt chất cấm. Nhờ đó, các hộ chăn nuôi nhỏ có thêm thông tin cho sản xuất và giảm các hình vi sử dụng chất cấm. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025563~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55562 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|