Title: | Hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất nông nghiệp trên vùng xâm nhập mặn và chưa bị xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang |
Author(s): | Ngô Hen |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Hữu Dũng |
Keywords: | Sản xuất nông nghiệp; Agricultural production; Hiệu quả sản xuất; Production efficiency |
Abstract: | Đề tài “Hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất nông nghiệp trên vùng bị xâm nhập mặn và chưa bị xâm nhập mặn tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục tiêu so sánh hiệu quả tài chính và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính các mô hình sản xuất nông nghiệp các vùng bị xâm nhặp mặn và chưa bị xâm nhập mặn tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Từ đón khuyến nghị các chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các mô hình sản xuất nông nghiệp các vùng bị xâm nhặp mặn và chưa bị xâm nhập mặn gồm các yếu tố: Tuổi của chủ hộ; Học vấn của chủ hộ; Giới tính của chủ hộ; Dân tộc của chủ hộ; Quy mô hộ (số nhân khẩu của hộ); Diện tích canh tác; Tham gia đoàn thể (tổ chức chính trị - xã hội); Tập huấn kỹ thuật; Tiếp cận tín dụng chính thức; Mô hình sản xuất. Đề tài đã thực hiện khảo sát 193 hộ trên địa bàn 2 xã bị xâm nhập mặn (Thủy Liễu, Thới Quản) và 2 xã chưa bị xâm nhập mặn (Định An, Vĩnh Hòa Hưng Bắc) ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, bằng kỹ thuật kiểm định T- test và phân tích phương sai, kết quả nghiên cứu cho thấy: Về hiệu quả tài chính, các các mô hình sản xuất được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: (1) Lúa – màu (trung bình BCR = 0,71 lần); (2) Lúa – tôm (trung bình BCR = 0,66 lần; (3) Lúa – lúa (trung bình BCR = 0,45 lần); (4) Tôm – tôm (trung bình BCR = 0,40 lần). Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận của nông hộ xếp theo hệ số tương quan từ cao nhất đến thấp nhất là: Mô hình sản xuất; Tập huấn kỹ thuật; Tín dụng chính thức; Học vấn của chủ hộ; Diện tích canh tác; Giới tính của chủ hộ. Cuối cùng tác giả trình bày khuyến nghị chính sách, những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Quản lý kinh tế |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025094~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55577 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|