Title: | Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của người lao động sản xuất trực tiếp tại công ty TNHH giày An Thịnh |
Author(s): | Trần Phi Hùng |
Advisor(s): | Dr. Hoàng Lâm Tịnh |
Keywords: | Quản trị nguồn nhân lực; Human resource management; Thoả mãn công việc; Work satisfaction |
Abstract: | Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên trực tiếp sản xuất của công ty TNHH Giày An Thịnh, tác giả đã tham khảo nhiều mô hình trong và ngoài nước về sự thỏa mãn của nhân viên. Cuối cùng, tác giả đã đề xuất kế thừa mô hình thang đo sự thỏa mãn trong công việc của PGS.TS Trần Thị Kim Dung , bao gồm 7 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc. Từ mô hình đề xuất với thang đo gồm 35 biến quan sát (Phụ lục 1) tác giả đã tiến hành điều chỉnh thang đo cho phù hợp với công ty TNHH Giày An Thịnh bằng lần lượt các phương pháp định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu định tính (Phương pháp 20 ý kiến, phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm) đã xác định được 46 biến quan sát dùng nghiên cứu định lượng sơ bộ (N=100), loại 3 biến còn lại 43 biến tiếp tục đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức. Đối tượng khảo sát là nhân viên đang làm việc tại công ty TNHH Giày An Thịnh với cỡ mẫu N=220. Nghiên cứu định lượng chính thức đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất của công ty TNHH Giày An Thịnh gồm 7 yếu tố độc lập với 40 biến quan sát bao gồm: Công việc (6 biến), tiền lương (7 biến), lãnh đạo (9 biến), đồng nghiệp (5 biến) ,đào tạo và thăng tiến ( 7 biến), phúc lợi ( 4 biến) và điều kiện làm việc (4 biến) ; và 1 yếu tố phụ thuộc gồm 3 biến quan sát: Thỏa mãn đối với công việc (3 biến). Kết quả trên đã được kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố EFA, ngoài ra tác giả còn phân tích tương quan và hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự thỏa mãn công việc. Từ đó bằng phương trình hồi quy, tác giả đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như tìm ra được nhân tố nào có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Đồng thời phân tích thực trạng, làm rõ ưu, nhược điểm và nêu ra nguyên nhân của từng chính sách làm cơ sở xây dựng các nhóm giải pháp. Đề xuất 7 nhóm giải pháp là: Công việc, tiền lương, lãnh đạo, đồng nghiệp ,đào tạo và thăng tiến, phúc lợi và điều kiện làm việc. Mục tiêu của các nhóm giải pháp là nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên, giúp họ làm việc trên mức năng lực của mình, giúp công ty nâng cao năng suất lao động, đạt được chỉ tiêu của các dự án sắp tới, mà từ đó thông qua các chính sách của công ty, nhân viên tiếp tục hưởng lợi trên thành quả làm việc của mình. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghề nghiệp) |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025553~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55578 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|