Title: | Tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam |
Author(s): | Đặng Thị Ngọc Hân |
Advisor(s): | Dr. Trần Phương Thảo |
Keywords: | Ngân hàng; Banking; Lãi suất; Interest rate; Thanh khoản; Liquidity; Rủi ro tín dụng; Risk management |
Abstract: | Luận văn nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu của 24 NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2007-2016 được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên, với tổng số quan sát là 227 quan sát, chiếm 65% tổng tài sản của hệ thống NHTM và dữ liệu về GDP, lạm phát được thu thập từ trang Web của ngân hàng phát triển Châu Á. Trên cơ sở kế thừa mô hình của Aydemir và Guloglu (2016), tác giả đã áp dụng 03 mô hình nghiên cứu với các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) trong giai đoạn 2007-2016 thông qua các chỉ số tài chính, thu nhập lãi cận biên đạt đỉnh cao nhất là năm 2011, NIM của nhóm NHTM Nhà nước ổn định hơn NIM của nhóm NHTM Cổ phần. Tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao hơn 20%/năm, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nền kinh tế, tăng rủi ro tín dụng và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam, làm cho khả năng thanh khoản ngày càng giảm trong giai đoạn 2007-2016. Nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO (2007 – 2016) mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,2%/năm; (2) Qua kết quả của các mô hình nghiên cứu cho thấy: (i) Rủi ro tín dụng (CR) có mối tương quan dương mạnh nhất với thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam với mức ý nghĩa 5%; (ii) Chu kỳ kinh tế (GDP) có tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên với mức ý nghĩa 1% (mô hình 1 và mô hình 3), 10% (mô hình 2) và (iii) khả năng thanh khoản không có ý nghĩa thống kê ở các mô hình; (3) Khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Kết quả này chỉ ra rằng, thu nhập lãi của các NHTM Việt Nam không chịu tác động bởi thanh khoản trong các chu kỳ kinh tế; (4) Kết quả định lượng cho thấy mối tương quan mạnh và cùng chiều của biến CR*GDP đối với thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam, rủi ro tín dụng có tác động mạnh mẽ đến thu nhập lãi cận biên trong quá trình mở rộng, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân; (5) Ngoài ra, đối với các biến kiểm soát, kết quả nghiên cứu cho thấy: lạm phát, quy mô cho vay, cấu trúc vốn, tái cấu trúc ngân hàng có tác động tích cực đến thu nhập lãi cận biên; còn các yếu tố như hiệu quả quản lý, thị phần ngân hàng có tác động tiêu cực đến thu nhập lãi cận biên. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Finance - Banking = Tài chính - Ngân hàng |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025296~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55639 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|