Title: | Nâng cao năng lực thích ứng của đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê với tình trạng thiếu nước tưới: nghiên cứu tại xã Ea Tul, huyện Cưmgar, tỉnh Daklak |
Author(s): | Nguyễn Tây Nguyên |
Advisor(s): | Dr. Đinh Công Khải |
Keywords: | Sản xuất nông nghiệp; Agricultural production; Đắk Lắk; DakLak; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Do những tác động động của BĐKH, hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ảnh hưởng đến diện tích cà phê, gây ra tình trạng khô hạn, sản lượng, năng suất và chất lượng của cây cà phê sụt giảm. Cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là những đối tượng dễ bị tổn thương, thụ động trong việc thích nghi với BĐKH, chờ đợi các giải pháp mang tính kỹ thuật đến từ chính quyền địa phương. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên việc triển khai đến địa phương là chưa hiệu quả. Để giúp cộng đồng dân tộc thiểu số trồng cà phê trên địa bàn tỉnh nhận ra năng lực của cộng đồng mình để thích ứng với nguồn nước sụt giảm, tác giả nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực thích ứng của đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê với tình trạng thiếu nước tưới: nghiên cứu tại xã Ea Tul, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk”. Tác giả dùng khung phân tích tổng hợp của khung sinh kế bền vững của DIFD đã qua chỉnh sửa của Thân Thị Hiền và cộng sự năm 2010 để phân tích năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số, và mô hình giảm thiểu rủi ro tai biến của UNISDR năm 2004 để phân tích các giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu cho thấy năng lực nổi bật của cộng đồng tộc thiểu số là sự đoàn kết, chia sẻ nguồn thông tin và tài nguyên thiên nhiên với đất đỏ bazan phù hợp với cây cà phê. Tuy nhiên, năng lực thích ứng của cộng đồng còn những hạn chế do trình độ học vấn, kỹ năng của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, thiếu đất và phương tiện để sản xuất, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất. Qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số để thích ứng với tình trạng thiếu nước tưới, tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp: (1) hệ thống cảnh báo sớm, (2) nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH và (3) sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với BĐKH gồm những chính sách về vĩ mô và vi mô. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025440~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55704 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|