Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55709
Title: | Phân tích hiệu quả hoạt động và độ an toàn của Vietcombank sau khi cổ phần hóa | Author(s): | Nguyễn Xuân Định | Advisor(s): | Dr. Nguyễn Xuân Thành | Keywords: | Ngân hàng; Banking; Hiệu quả hoạt động; Operation efficiency | Abstract: | Các báo cáo phân tích trên thị trường chứng khoán Việt Nam một cách nhất quán đều đánh giá Vietcombank là ngân hàng có hiệu quả hoạt động và chất lượng quản trị doanh nghiệp tốt hơn so với các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) khác và cũng tốt hơn nhiều NHTMCP. Phân tích so sánh về hiệu quả hoạt động tài chính trong chương 2 đã xác nhận cho nhận định này. Xét với khả năng sinh lời, Vietcombank luôn là ngân hàng có các tỷ lệ suất sinh lợi trên vốn và tài sản thuộc nhóm dẫn đầu. Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt, một thước đó quan trọng về lợi ích tài chính cho Nhà nước, của Vietcombank cũng luôn ở mức cao. Không chỉ là NHTM có tỷ lệ nợ xấu chính thức thấp, mà việc phân tích báo các tài chính một cách chi tiết cũng cho thấy Vietcombank cũng không phải là ngân hàng có nhiều các khoản nợ xấu ngoại bảng hay nợ xấu được che giấu dưới các hạng mục tài sản khác. Tính tại thời điểm giữa năm 2017, Vietcombank không có nợ xấu bán cho VAMC, trong khi các Agribank, BIDV và Vietinbank đều chuyển giáo một lượng nợ xấu đáng kể cho tổ chức này. Tỷ lệ tài sản có khác trên tổng tài sản ở mức thấp; các khoản lãi dự thu cũng ở mức thấp hơn nhiều so với các NHTM khác. Phân tích trong chương 3 nhằm tìm ra nguyên nhân giúp Vietcombank có kết quả hoạt động tốt hơn các NHTM khác, đặc biệt là các NHTMNN đã cổ phần hóa giống như Vietcombank là BIDV và Vietinbank. Có thể thấy rằng so với BIDV và Vietinbank, Vietcombank không có ngoại lệ gì trong mô hình quản trị doanh nghiệp (cơ cấu hội đồng quản trị, ban điều hành) cũng như không được hưởng chính sách đặc thù gì từ Chính phủ hay từ NHNN. Yếu tố quan trọng nhất giải thích cho sự khác biệt về kết quả hoạt động của Vietcombank là yếu tố lịch sử: Ngân hàng được hình thành ban đầu là một ngân hàng chuyên doanh trong hoạt động tín dụng ngoại thương. Các khách hàng của Vietcombank là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chất lượng khách hàng tốt hơn giúp Vietcombank có kết quả hoạt động tốt hơn. Áp lực phải kinh doanh trên thị trường quốc tế, làm việc nhiều hơn với các đối tác là ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài giúp Vietcombank phải thiết lập một hệ thống quản trị nội bộ tốt hơn. Cũng từ yếu tố lịch sử này mà Vietcombank cũng ít chịu áp lực vào cho vay các dự án đầu tư theo hình thức tín dụng chỉ định hay cho vay dưới áp lực chính trị. Luận văn có mục tiêu phân tích so sánh và tìm nguyên nhân giải thích cho các kết quả tài chính tốt hơn của Vietcombank, nhưng không phải là nói rằng Vietcombank là ngân hàng tốt nhất, hay Vietcombank không có những trục trặc trong quản trị. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn về nợ xấu, sở hữu chéo, mà nguyên nhân sâu xa đến từ hệ thống điều tiết và giám sát yếu kém của cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng đó không phải là mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Kết quả phân tích của luận văn đưa ra các gợi ý chính sách đối với các NHTM mà nhà nước có tỷ lệ sở hữu chi phối dưới đây. Thứ nhất, đối với một NHTM mà nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ sở hữu chi phối, thì giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động là giảm thiểu tối đa can thiệp chính trị lên hoạt động của ngân hàng và không dùng công cụ tín dụng chỉ định để buộc ngân hàng phải cho vay đối với các dự án của DNNN mà không dựa trên các tiêu chí thương mại và tín hiệu thị trường. Thứ hai, việc cố gắng tìm ra một cơ chế quản trị đặc thù cho một NHTMNN nói riêng hay một DNNN nói chung không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Như đã phân tích, Vietcombank có hiệu quả hoạt động tốt hơn các NHTMNN khác không phải là được hưởng một mô hình hay cơ chế quản trị đặc thù. Thứ ba, áp lực thị trường và kinh nghiệm kinh doanh với khách hàng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng quản trị và giá trị cho doanh nghiệp. Vietcombank may mắn là nhờ vào yếu tố lịch sử, mà các ngân hàng khác không có được. Nhưng kết quả phân tích này cho thấy rằng việc thoái vốn nhà nước ra khỏi các NHTM sẽ giúp các ngân hàng này phải cạnh tranh trong một môi trường bình đẳng hơn, chịu áp lực thị trường nhiều hơn. Hoạt động như một doanh nghiệp vì lợi nhuận thuần túy sẽ giúp NHTM có động cơ tìm đúng phân khúc thị trường và nhóm khách hàng của mình. | Issue Date: | 2017 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | Description: | Public Policy = Chính sách công | URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025456~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55709 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.