Title: | Cải thiện sinh kế cho người dân ở vùng xâm ngập mặn – tình huống: huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng |
Author(s): | Lê Trần Phước Huy |
Advisor(s): | Dr. Malcolm McPherson M. A. Lê Thị Quỳnh Trâm |
Keywords: | Sinh kế; Livelihood; Sóc Trăng; Soc Trang; Investment planning; Kế hoạch đầu tư |
Abstract: | Biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nghiêm trọng và có xu hướng không ổn định. Trong đó, xâm ngập mặn nói riêng đã có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các hộ trồng lúa. Đặc điểm sinh kế của các hộ trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tại Huyện Trần Đề nói riêng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tự nhiên như nguồn nước sẵn có, năng suất của đất, hay các yếu tố về thời tiết khí hậu. Kết quả nghiên cứu về sinh kế của hộ trồng lúa cho thấy phần lớn hộ đều có đất sản xuất và lực lượng lao động trong hộ cũng tương đối dồi dào nhưng về trình độ kỹ thuật thì hộ chưa có sự đào tạo qua trường lớp, khả năng sử dụng vốn chưa hiệu quả. Hoạt động sản xuất gắn liền với nguồn vốn tự nhiên nên dễ bị tổn thương, cụ thể như xâm ngập mặn, hạn hán, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi hay cạn kiệt tài nguyên đất. Bên cạnh đó, phần lớn các hộ trồng lúa chưa thực hiện đa dạng hóa sinh kế, thu nhập chủ yếu vẫn đến từ trồng trọt, mà các sản phẩm thu hoạch giá cả không ổn định. Hiện tượng xâm ngập mặn tác động đến sinh kế của hộ dân rất nghiêm trọng. Hộ bị thiệt hại do xâm ngập mặn làm cho nguồn nước tưới bị nhiễm mặn không phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt đồng thời làm cho chất lượng của đất ngày càng sụt giảm. Trước những thiệt hại đó, địa phương đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời giúp hộ có thể vượt qua cú sốc và thực hiện tái sản xuất. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chính sách ứng phó có thể nhất thời mang lại hiệu quả nhưng cần có những biện pháp dài hạn để phòng ngừa đối với sự thay đổi thất thường của biến đổi khí hậu, nhất là xâm ngập mặn và hiện tượng nước biển dâng. Để cải thiện sinh kế của hộ, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị chính sách từ ngắn hạn đến dài hạn nhằm cải thiện hiểu biết của người dân đối với xâm ngập mặn đồng thời giúp họ thích ứng với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết bất lợi có xu hướng ngày càng gia tăng. Ngoài ra, khuyến cáo hộ thực hiện đa dạng hóa sinh kế để hộ có thể chủ động phát triển sinh kế của mình một cách bền vững. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025329~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55728 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|