Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55731
Title: | Quản lý Nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ | Author(s): | Nguyễn Đỗ Phương | Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. David O. Dapice M. A. Nguyễn Xuân Thành |
Keywords: | Hành chính công; Public management; Dịch vụ vận tải hành khách; Passenger transport service; Kế hoạch đầu tư; Investment planning | Abstract: | Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP ban hành ngày 10/09/2014 “về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” thì dịch vụ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hoá, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Đối tượng kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định, bằng xe buýt, xe taxi, vận chuyển khách theo hợp đồng, khách du lịch hoặc hàng hoá. Bên cạnh đó, loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cũng được các cơ quan QLNN qui định cụ thể các điều kiện về kinh doanh nhằm bảo vệ người tiêu dùng, nhân viên lái xe và đảm bảo việc điều hành giao thông đô thị ở các thành phố lớn thủ đô Hà Nội hay TP.HCM. Tuy nhiên, cuối năm 2013, một số doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ như Uber/Grab cạnh tranh trực tiếp với các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun ở khu vực Hà Nội và TP.HCM, từ đó gây nên làn sóng tranh cãi giữa các bên về tính hợp pháp (luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh), lợi ích thực sự đem lại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội của các dịch vụ taxi mới mẻ này. Tuy người tiêu dùng và các lái xe nhàn rỗi là được hưởng lợi nhiều nhất nhưng không kiểm soát được việc đảm bảo an toàn cho hành khách, an toàn lao động cho lái xe và đặc biệt là không kiểm soát được số lượng xe ô tô trở thành đối tác của Uber/Grab làm phá vỡ qui hoạch quản lý taxi, tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực trung tâm và sự bất bình đẳng trong kinh doanh vận tải. Trong lúc các cơ quan quản lý địa phương Hà Nội và TP.HCM chưa tìm ra giải pháp quản lý cụ thể thì UBND TP. Đà Nẵng cũng đã có công văn không chấp thuận cho Grabcar triển khai thí điểm dịch vụ này ở Đà Nẵng càng làm cho việc tranh luận Uber/Grab là công ty cung cấp dịch vụ điện tử kết nối vận tải hành khách hay là một công ty taxi áp dụng công nghệ mới? Việc ứng dụng công nghệ mới này trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đã được các doanh nghiệp như Uber/Lyft triển khai ở Mỹ từ năm 2010 và bắt đầu mở rộng ra toàn thế giới. Việc xác định các công ty ứng dụng công nghệ kết nối vận tải chỉ là công ty công nghệ hay là một công ty taxi áp dụng công nghệ mới cạnh tranh trực tiếp với các công ty taxi truyền thống đã làm các Nhà quản lý ở các quốc gia chưa tìm ra giải pháp quản lý phù hợp và có những nơi Uber bị cấm hoàn toàn như Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine, một số bang ở Mỹ ivvà Ấn Độ. Một số nơi, Uber vẫn triển khai hoạt động bất chấp sự phản đối của taxi truyền thống và nhà nước chưa có biện pháp quản lý cụ thể. Có nơi bắt buộc Uber phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với pháp luật địa phương hoặc buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, cũng có nhiều quốc gia công nhận Uber là một xu hướng kinh doanh ứng dụng công nghệ mới và điều chỉnh các văn bản pháp lý để Uber và các công ty tương tự có thể hoạt động kinh doanh đúng pháp luật như Singapore. Rõ ràng các dịch vụ vận tải hành khách được hỗ trợ bởi công nghệ không phải là dịch vụ vận tải hành khách truyền thống. Doanh nghiệp cung cấp ứng dụng công nghệ cũng không phải là doanh nghiệp công nghệ và do vậy không phải chịu sự quản lý đối với dịch vụ vận tải cũng không hợp lý. Như vậy, các doanh nghiệp này đã tham gia vào dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô thông qua ứng dụng công nghệ của mình mà các văn bản pháp luật/qui định hiện hữu chưa công nhận đây là một loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới. Nhằm bảo vệ các bên tham gia vào dịch vụ vận tải hành khách được hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ, cơ quan QLNN phải điều chỉnh luật/quy định hiện hữu và/hay ban hành luật/quy định mới cho loại hình này. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động ở Việt Nam, luận văn đưa ra đề xuất các cơ quan QLNN cần điều chỉnh, bổ sung Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT và Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT theo hướng công nhận dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách mới này là dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử. Các đối tác tham gia vào dịch vụ mới này phải tuân thủ các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách, quyền và nghĩa vụ của lái xe, đăng ký công khai giá cước và đặc biệt là đảm bảo qui hoạch phát triển giao thông đô thị của từng địa phương nơi có hoạt động kinh doanh mới này. | Issue Date: | 2017 | Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | Description: | Public Policy = Chính sách công | URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025652~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55731 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.