Title: | Tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long |
Author(s): | Cao Tiến Sĩ |
Advisor(s): | Dr. Lê Việt Phú |
Keywords: | Sản xuất nông nghiệp; Agricultural production; Hiệu quả sản xuất; Production efficiency; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Trồng lúa ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực cho cả nước và giải quyết một phần lớn lao động ở nông thôn. Biến đổi khí hậu gây thiếu nước, xâm nhập mặn và những chính sách hạn chế trong quản lý đất đai đã tác động đến sản xuất của vùng này. Do đó, sử dụng hiệu quả nguồn lực và hiệu quả dùng nước được đặt ra trong bối cảnh tăng diện tích đất canh tác để sản xuất hiệu quả và cạnh tranh. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kinh tế lượng dựa trên dữ liệu VHLSS và phỏng vấn định tính hộ trên nhiều địa bàn ở ĐBSCL. Kết quả cho thấy diện tích, sự phân mảnh và các mảnh liền kề tác đến hiệu quả sử dụng đầu vào, diện tích tác động đến hiệu quả dùng nước. Tuy nhiên, phỏng vấn định tính hộ thì các yếu tố diện tích, các mảnh liền kề, số mảnh và độ cao mảnh tác động đến hiệu quả dùng nước. Nghiên cứu cũng đưa ra vấn đề sử dụng nước không hiệu quả do các hộ bơm nước chủ yếu qua kinh nghiệm mà không qua các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ. Kết quả thống kê khu vực ĐBSCL, năng suất và sản lượng canh tác ở vụ lúa mùa không cao, thường ở mức thấp hơn hai vụ còn lại. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật các yếu tố đầu vào dựa trên dữ liệu VHLSS, trong đó hiệu quả dùng nước cho sản xuất lúa ở khu vực ĐBSCL có xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến năm 2014. Ngoài ra, hiệu quả dùng nước trong nghiên cứu còn thấp, kết quả này thể hiện ở một số tỉnh Bến Tre, Long An, Đồng Tháp qua kết quả hồi quy. Các yếu tố đầu vào tác động tích cực đến đầu ra sản xuất, hiệu suất thay đổi theo quy mô của nước tăng dần theo diện tích canh tác. Tuy nhiên trong kết quả phân tích hiệu quả phân bổ thì các yếu tố đầu vào như lao động và thuốc thực sự chưa được sử dụng hiệu quả trong sản xuất lúa, nước bơm tưới chưa đủ bằng chứng để kết luận. Trong kết quả phân tích TE, trình độ cao hơn THPT trở lên chưa có bằng chứng tác động đến hiệu quả TE so với không bằng cấp, sự khác biệt điều kiện địa lý và kết quả khuyến nông đến hiệu quả có thể giải thích qua biến đổi thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và các biện pháp được hỗ trợ. Diện tích có tác động tích cực, còn số thửa và địa hình của đất thì tác động tiêu cực, điều này cho thấy manh mún đất đai tác động đến TE và IE. Kết quả khảo sát các hộ và cán bộ địa phương, diện tích lớn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí bơm tưới. Tuy nhiên đa phần việc bơm tưới của các hộ còn dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Khuyến nông chỉ hỗ trợ sản xuất trong việc dùng các yếu tố đầu vào và trừ sâu bệnh, chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả dùng nước. Ngoài ra, các diện tích đất bị phân mảnh có các địa hình, vị trí khác nhau tác động đến hiệu quả sản xuất và hiệu quả dùng nước. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025584~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55736 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|