Title: | Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành mía đường khu vực Đông Nam Bộ |
Author(s): | Nguyễn Thị Phương Tuyền |
Advisor(s): | Dr. Nguyễn Văn Giáp |
Keywords: | Ngành mía đường; Suga cane industry; Năng lực cạnh tranh; Competing capability; Đông Nam Bộ; South East; Kế hoạch đầu tư; Investment planning |
Abstract: | Mía đường là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng, được chính phủ Việt Nam bảo hộ ở mức cao. Đông Nam Bộ (ĐNB) là một trong ba vùng trồng mía lớn nhất cả nước, nơi có hai nhà máy đường có thị phần lớn nhất Việt Nam. ĐNB cũng là thị trường tiêu thụ đường lớn thứ hai cả nước tập trung nhiều nhà máy và các khu công nghiệp tiêu thụ đường lớn ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, những hàng rào bảo hộ với ngành mía đường thông qua thuế quan, hạn ngạch sẽ dần phải gỡ bỏ. Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành mía đường khu vực ĐNB” được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi lợi thế cạnh tranh của cụm ngành mía đường ĐNB là gì, đánh giá khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngành sau khi các hàng rào bảo hộ được gỡ bỏ, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Khung phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là mô hình kim cương của Michael Porter (1998), và so sánh tham chiếu từ ngành mía đường khu vực Đông Bắc Thái Lan. Kết quả phân tích chỉ ra rằng cụm ngành mía đường ĐNB hình thành trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên, chính sách khuyến khích phát triển trong quá khứ, nhu cầu tăng trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những lợi thế này đang mất dần theo thời gian. Vấn đề cốt lõi mà cụm ngành mía đường ĐNB cần giải quyết là (i) cải thiện năng suất, chất lượng mía, (ii) giảm giá thành sản xuất, (iii) hoàn thiện các mắt xích cấu thành cụm ngành từ sản xuất tới tiêu thụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành. Từ đó, tác giả khuyến nghị hai nhóm chính sách cho chính phủ và cụm ngành. Với chính phủ, tác giả khuyến nghị hỗ trợ doanh nghiệp mía đường duy trì vùng nguyên liệu quy mô lớn, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu phát triển, cuối cùng là cần đề ra luật chơi đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Với cụm ngành, tác giả khuyến nghị tập trung mở rộng vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ mới, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển thị trường và đầu tư mạnh hơn cho các sản phẩm trong và sau đường, hình thành các hội nhóm chuyên môn cho cụm ngành. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Public Policy = Chính sách công |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025692~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55828 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|