Title: | Những nhân tố cản trở đến vận dụng phương pháp phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp Việt Nam |
Author(s): | Nguyễn Việt Hưng |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Xuân Hưng Dr. Nguyễn Ngọc Dung |
Keywords: | Quản trị tài chính; Financial management; Quản trị chi phí; Cost management; Tài chính doanh nghiệp; Corporate finance |
Abstract: | Mục tiêu của luận án hướng đến các vấn đề sau: xác định các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực trong vận dụng phương pháp ABC vào doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá tác động các nhân tố này trong vận dụng phương pháp ABC vào doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả trình bày xu hướng nghiên cứu về phương pháp phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động trên thế giới, bắt đầu từ so sánh hệ thống kế toán chi phí truyền thống có những nhược điểm đòi hỏi tất yếu phải sử dụng phương pháp mới, tóm tắt các nghiên cứu về phương pháp này tại Việt Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam đều cho rằng vận dụng phương pháp ABC vào thực tế sẽ có những hạn chế, nhưng chưa sắp xếp có hệ thống các nhân tố tác động đến việc vận dụng phương pháp này vào các doanh nghiệp. Có thể thấy rằng lịch sử phát triển của kế toán chi phí manh nha từ cuộc cách mạng công nghiệp. Các nhà quản lý luôn muốn tính chính xác chi phí cho các sản phẩm, dịch vụ nhằm xác định hiệu quả. Kế toán chi 9 phí truyền thống ra đời dựa trên thành tựu của tính toán chi phí nhân công của công nghiệp sợi, quy đổi quãng đường của ngành đường sắt, theo dõi chi phí nguyên vật liệu của ngành công nghiệp thép, và tư tưởng chia nhỏ công việc của Taylor. Ban đầu, kế toán chi phí truyền thống đã đáp ứng phù hợp nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, khi nền sản xuất phát triển thì phương pháp này dần không còn thích hợp và phương pháp ABC ra đời. Phương pháp ABC được kỳ vọng là một cách thức mới giúp nhà quản lý có được những thông tin hiệu quả về bức tranh hoạt động của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc vận dụng vào trong các doanh nghiệp còn nhiều trở ngại. Việc trở ngại này là do: hạn chế về nhận thức, hạn chế về nguồn lực, cản trở về tâm lý, hạn chế về kỹ thuật. trình bày phương pháp hỗn hợp theo cách khảo sát trình tự mà luận án lựa chọn để đạt mục tiêu ban đầu đặt ra. Trong giai đoạn sát định tính, công cụ khảo sát lý thuyết nền được sử dụng để xem xét các nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng các nhân tố ảnh hưởng. Để xác định các nhân tố có phù hợp với đặc điểm Việt Nam, nghiên cứu tình huống và phỏng vấn với các chuyên gia nhằm để bổ sung và phát hiện các nhân tố mới. Kết thúc giai đoạn này, mô hình lý thuyết được xây dựng. Giai đoạn thứ hai của phương pháp hỗn hợp nhằm kiểm định mức độ phù hợp của mô hình lý thuyết đặt ra. kết quả tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp ABC vào các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong chương này cũng trình bày kết quả của kiểm định thang đo, và điều chỉnh thang đo để có được một bảng khảo sát hoàn chỉnh nhằm thực hiện nghiên cứu chính thức. Từ mẫu thu thập chính thức cho thấy kết quả kiểm định thang đo đạt được độ tin cậy và giá trị (giá trị phân biệt, hội tụ). Kiểm định phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy mô hình đặt ra phù hợp với lý thuyết. Các hệ số tương trong mô hình hồi quy bội cũng giải thích được mức độ tác động của từng nhân tố đến hạn chế vận dụng phương pháp ABC vào các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, kiểm tra về hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai thay đổi càng củng cố mô hình phù hợp với thực tế mà luận án đề cập |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh |
Description: | Accounting = Kế toán |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025363~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55834 |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS
|