Title: | Những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam |
Author(s): | Đinh Thị Hồng Thanh |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Hồ Viết Tiến |
Keywords: | Ngân hàng thương mại; Commercial bank; Quản trị tài chính; Financial management; Cấu trúc vốn; Capital structure; Ngân hàng; Banking |
Abstract: | Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, từ đó đo lường mức độ tác động cụ thể của các nhân tố này lên sự lựa chọn cấu trúc vốn và tác động của các nhân tố này đến sự lựa chọn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của các NHTM Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích định tính thực trạng CTV các NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015 và kết quả thống kê mô tả cho thấy các NHTM Việt Nam có mức đòn bẩy tài chính khá cao, mức bình quân là 87.82% trong giai đoạn 2010-2015. Đòn bẩy tài chính giảm trong năm 2013 nhưng có xu hướng ngày càng gia tăng trong cả giai đoạn 2010-2015. Trong khi tỷ lệ này tại các Ngân hàng thuộc các quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á là 91.96%, tại các Ngân hàng ở Pakistan là 85.78%, tại các Ngân hàng ở Ghana là 87%, tuy ở mức tương đồng với các Ngân hàng ở các quốc gia khác trong khu vực nhưng khả năng quản lý và sử dụng đòn bẩy tài chính tại các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu kém nên đã tác động mạnh mẽ đến tính thanh khoản của các Ngân hàng. Bên cạnh đó các NHTM Việt Nam có xu hướng sử dụng tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ rất cao, mức bình quân là 92.07% trong khi tỷ lệ này ở các Ngân hàng Ghana là 84.73%. Dựa trên số liệu Báo cáo tài chính của 20 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015, đề tài đã dùng mô hình hồi quy theo phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) để tìm ra năm nhân tố tác động đến CTV của các NHTM Việt Nam. Năm nhân tố gồm: Lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, tài sản cố định hữu hình, rủi ro kinh doanh và quy mô. Trong đó, 2 nhân tố Lợi nhuận và quy mô tác động đến và 3 biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tài chính ngắn hạn, đòn bẩy tài chính dài hạn; biến Lợi nhuận, rủi ro kinh doanh và quy mô ngân hàng có cùng chiều hướng tác động đến đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài chính ngắn hạn.So sánh với nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007) ta nhận thấy chiều hướng tác động của các nhân tố đến CTV hầu như tương đồng. Biến quy mô Ngân hàng tương quan thuận chiều với CTV của các ngân hàng ở hai quốc gia. NHTM có quy mô càng lớn thì càng có ưu thế trong việc vay nợ. Biến lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài chính ngắn hạn trong khi ngược chiều với đòn bẩy tài chính dài hạn. Chiều hướng tác động của các nhân tố lên biến đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài chính ngắn hạn thì giống nhau ở cả hai quốc gia, cho thấy các NHTM tại hai quốc gia đều có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn rất cao. Tuy nhiên đề tài không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa ba biến Thuế thu nhập doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và tài sản cố định hữu hình với đòn bẩy tài chính ngắn hạn và đòn bẩy tài chính dài hạn. Điều này chứng tỏ tại Việt Nam, ba nhân tố này không có ảnh hưởng rõ ràng đến đòn bẩy tài chính ngắn hạn và đòn bẩy tài chính dài hạn như các NHTM ở Ghana. Đề tài không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa biến thuế Thu nhập doanh nghiệp và Cấu trúc vốn như trong nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007). |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Finance - Banking = Tài chính - Ngân hàng |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025169~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55855 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|