Title: | Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ dân tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang |
Author(s): | Ngô Văn Cay |
Advisor(s): | Prof. Dr. Đinh Phi Hổ |
Keywords: | Nghèo; Poor; Kiên Giang; Kien Giang |
Abstract: | Tình trạng nghèo của hộ gia đình không chỉ được xem là sự thiếu thốn về thu nhập và chi tiêu mà còn thể hiện ở việc không thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản khác. Nghèo đa chiều là một phương pháp tiếp cận mới, qua đó hạn chế được việc bỏ sót những hộ gia đình không nghèo về thu nhập và chi tiêu nhưng họ lại nghèo về nhiều khía cạnh khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập và chi tiêu, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường, không tiếp cận được nguồn vốn, thiếu việc làm cũng được xác định là nghèo. Vì vậy, phương pháp đo lường nghèo đa chiều có thể cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình kinh tế - xã hội của hộ gia đình theo tiếp cận nghèo đa chiều. Dựa trên mô hình nghiên cứu của Ayalneh Bogale và cộng sự (2005), Minot và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2007), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2007), Olorusanya và Omotesho (2014) thì mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của tác giả đã được hình thành. Nghèo đa chiều chịu tác động bởi 09 yếu tố: (i) giới tính của chủ hộ, (ii) trình độ văn hóa, (iii) quy mô hộ, (iv) số người phụ thuộc, (v) quy mô diện tích đất sản xuất, (vi) vay từ định chế chính thức, trình độ văn hóa của chủ hộ, (vii) tuổi của chủ hộ, (viii) thành phần dân tộc của chủ hộ, (ix) nghề nghiệp của chủ hộ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 270 hộ gia đình địa bàn Huyện Tân Hiệp, Kiên Giang (với tỷ lệ 50% là hộ nghèo và 50% là hộ khác nghèo). Kết quả đo lường số hộ nghèo theo phương pháp MPI cho thấy, trong 270 hộ gia đình được khảo sát tại huyện Tân Hiệp có 198 hộ nghèo đa chiều, chiếm 73,3% và cao hơn tỷ lệ hộ nghèo tính theo phương pháp đơn chiều (tiếp cận theo nghèo đơn chiều thì chỉ có 135 hộ nghèo chiếm 50% tổng số hộ được khảo sát) là 23,3%. Có 63 trường hợp hộ khác nghèo được đo lường ở phương pháp đơn chiều nhưng lại là hộ nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều. Trong 270 hộ được khảo sát thì có 124 hộ gia đình thiếu hụt về giáo dục, 38 hộ gia đình thiếu hụt về mức sống và 59 hộ thiếu hụt về y tế. Điều này chứng tỏ, có sự khác biệt lớn về kết quả giữa đo lường nghèo đa chiều và đo lường nghèo đơn chiều. Kết quả tổng quan lý thuyết cho thấy tình trạng nghèo của các hộ gia đình chịu tác động bởi 09 yếu tố. Tuy nhiên, khi thực hiện khảo sát thực tế 270 hộ gia đình trên địa bàn Huyện Tân Hiệp, Kiên Giang theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện thì kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic lại cho thấy: tình trạng nghèo của các hộ gia đình chỉ chịu tác động bởi 06 yếu tố theo mức độ lần lượt là: (i) giới tính của chủ hộ, (ii) số người phụ thuộc trong gia đình, (iii) diện tích đất sản xuất, (iv) vay từ định chế chính thức, (v) trình độ văn hóa của chủ hộ và (vi) tuổi của chủ hộ. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
Description: | Chuyên ngành: Quản lý kinh tế |
URI: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025181~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56333 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|