Title: | Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics: trường hợp nghiên cứu tại Công ty TNHH SDB Việt Nam |
Author(s): | Lê Thị Quỳnh Như |
Advisor(s): | Dr. Ngô Thị Ngọc Huyền |
Keywords: | Năng lực cạnh tranh; Doanh nghiệp Logistics; Competing capability; Logistics enterprises |
Abstract: | Cạnh tranh hiện nay là nhu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp khi tiến lên hội nhập với kinh tế trên thế giới. Việc nhận định các nhân tố ảnh hưởng không những giúp cho doanh nghiệp cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp, mà còn tạo ra nền tảng hữu ích để doanh nghiệp đưa ra các chính sách quan trọng trong tiến trình đi tìm vị thế. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam căn cứ trên công trình của Voss và cộng sự (2006); nghiên cứu của Yoon và Park (2014); nghiên cứu của Wong và Karia (2010); nghiên cứu của Rafid và Jaafar (2007); và nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy (2013). Nghiên cứu định tính thực hiện phương pháp phỏng vấn nhóm với 10 người, trong số đó: 5 người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giao nhận vận tải và Logistics và 5 người là khách hàng thường xuyên. Thang đo được đề xuất gồm 5 nhân tố với 22 biến quan sát: giá cả, độ tin cậy, chuyên môn của nhân viên khả năng cung cấp thông tin và khả năng đáp ứng dịch vụ. Nghiên cứu định lượng với mẫu n=213 được chọn thuận tiện (phi xác suất). Với các phương pháp đánh giá: thống kê, đánh giá Cronbach’s Alpha, EFA, tương quan và hồi qui. Kết quả có 5 nhân tố gây ảnh hưởng được xếp theo thứ tự mức độ tác động từ cao xuống thấp: Khả năng đáp ứng dịch vụ, độ tin cậy, chuyên môn của nhân viên, giá cả, khả năng cung cấp thông tin. So sánh với nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy về lợi thế cạnh tranh của Tân Cảng Logistics, kết quả cho thấy rằng yếu tố “Giải pháp cung ứng dịch vụ” với trọng số hồi qui chuẩn hóa là 0,363, “tin cậy” là 0,224; nghiên cứu của Rafid và Jaafar về lợi thế của 3PL cho thấy 3 yếu tố “năng lực vận tải”, “khả năng theo dõi hàng hóa” và “độ tin cậy” lần lượt có hệ số chuẩn hóa cao thứ nhất (0,316) và thứ hai (0,304) và thứ ba (0,298). Như vậy mặc dù có cách diễn đạt từ ngữ khác nhau nhưng nhìn chung các yếu tố này đều thuộc về quá trình cung cấp, hay là “khả năng đáp ứng dịch vụ” và “độ tin cậy” phù hợp với nghiên cứu của tác giả. Nghiên cứu cũng trình bày sự khác biệt về đánh giá của các khách hàng đối với thời gian sử dụng dịch vụ quy mô nhân lực, lĩnh vực hoạt động và hình thức sở hữu khác nhau. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56429 http://opac.ueh.edu.vn/record=b1025988~S1 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|