Title: | Nợ xấu, rủi ro đạo đức và điều tiết của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam |
Author(s): | Đỗ Công Huân |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Thị Ngọc Trang |
Keywords: | Nợ xấu; Rủi ro đạo đức; Ngân hàng thương mại; Bad debts; Morality risk; Commercial bank |
Abstract: | Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và có những bước tiến đáng kể, trong đó hệ thống ngân hàng thương mại cũng phát triển mạnh mẽ và mở rộng liên tục đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây. Với những cải cách sâu rộng, mở rộng hội nhập với nền kinh tế tài chính thế giới, đặc biệt trong cấu trúc sở hữu ngân hàng, cho phép các ngân hàng hoạt động trong môi trường doanh nghiệp hiện đại thông thoáng, do đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng được cải thiện đáng kể. Sự phát triển mạnh mẽ của các NHTMCP là bằng chứng cho thấy lợi ích của những cải cách kinh tế, tài chính nói trên, tuy nhiên một vấn đề đặt ra là “xung đột lợi ích” và các vấn đề về “chi phí đại diện” có thể dẫn tới rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng. Các nhà quản lý có động cơ để chấp nhận rủi ro quá mức khi đối mặt với những thách thức tài chính. Hệ quả là, một sự mở rộng tín dụng không thích đáng có thể làm giảm nhiều hơn giá trị chất lượng tài sản và dẫn đến những khó khăn tài chính hơn nữa cho các ngân hàng. Từ góc nhìn của nhà điều hành, điều quan trọng là xác định được phạm vi của hành vi rủi ro đạo đức trong hệ thống NHTM để qua đó có thể tránh được những bất ổn tài chính tiềm năng. Sử dụng mô hình dữ liệu bảng cân bằng của 24 NHTM ở Việt Nam từ 2006 đến 2016, bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ xấu có độ trễ một thời kỳ là biến ngưỡng để nghiên cứu các vấn đề rủi ro đạo đức có thể có trong hệ thống NHTM Việt Nam. Kết quả thực nghiệm từ các kiểm định và ước lượng mô hình ngưỡng của Hansen (1999) đã cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy hiệu ứng ngưỡng thực sự tồn tại. Mức ngưỡng 3,11% của tỷ lệ nợ xấu được tìm thấy theo các đặc điểm khác nhau của các mô hình, trong đó những ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu cao trong quá khứ có những hành vi phù hợp với những dự đoán về lý thuyết rủi ro đạo đức: Việc chấp nhận rủi ro quá mức của các ngân hàng sẽ giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu một cách tạm thời những có thể gây nên những khoản lỗ lớn hơn trong dài hạn. Thông qua tất cả các mô hình được ước lượng, một sự gia tăng bằng 10% trong tốc độ tăng 41 trưởng tín dụng đối với các ngân hàng đang gặp khó khăn (NPLs trên mức ngưỡng) có thể làm tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 0,1278%. Với mức trung bình tỷ lệ nợ xấu là 2,3% đối với tất cả các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, tác động này có ý nghĩa kinh tế do đó các nhà điều hành không nên bỏ qua. Những phân tích thêm sử dụng CAR như là giá trị ngưỡng, cho thấy một yêu cầu CAR 9% theo quy định của NHNN có một vài giá trị cho việc xác định thêm rủi ro đạo đức. Tuy nhiên khi so sánh các kết quả từ tỷ lệ nợ xấu với những kết quả từ CAR đã cho thấy hai thước đo này bổ sung cho nhau hơn là thay thế. Do đó, lời khuyên dành cho những nhà điều hành Việt Nam là giám sát cả hai thước đo này một cách nghiêm ngặt. |
Issue Date: | 2018 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56508 http://opac.ueh.edu.vn/record=b1026118~S1 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|