Title: | Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam |
Author(s): | Nguyễn Thị Ngân |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Trầm Thị Xuân Hương |
Keywords: | Tăng trưởng tín dụng; Chính sách tiền tệ; Credit growth; Monetary policy; Ngân hàng; Banking |
Abstract: | Nhằm mục tiêu xem xét ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam, luận văn sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong giai đoạn tháng 1/2001 đến tháng 12/2016. Trong đó, dữ liệu tiền gửi và tín dụng của Việt Nam được thu thập trên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Funds, IMF) và Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV). Chỉ số sản xuất công nghiệp được thu thập trên Tổng cục Thống kê Việt Nam (GOV) và lãi suất ngân hàng nhà nước (ngân hàng trung ương) được thu thập trên trang IMF. Ngoài ra, dữ liệu trong luận văn sử dụng là dữ liệu theo tháng, do đó, có thể chuỗi dữ liệu có yếu tố mùa vụ. Vì vậy, việc đầu tiên trước khi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị và ước lượng mô hình, tác giả tiến hành sử dụng bộ lọc Census X12 để xem xét yếu tố mùa vụ có tồn tại trong các chuỗi dữ liệu hay không, nếu có thì sẽ loại trừ yếu tố mùa vụ, ngược lại thì sẽ sử dụng dữ liệu gốc. Với việc sử dụng mô hình vector tự hồi quy, luận văn tìm thấy giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm gia tăng tăng trưởng tín dụng của Việt Nam, tuy nhiên khi đại diện chính sách tiền tệ bởi lãi suất tái cấp vốn thì hầu như không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng tín dụng của Việt Nam. Ngược lại, cung tiền M2 lại là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tín dụng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, khác với kỳ vọng ban đầu, tiền gửi của khách hàng, chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng CPI càng tăng lại làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế. Hơn thế nữa, bằng việc sử dụng phân rã phương sai cú sốc tín dụng, có thể thấy rằng trong tương lai với kỳ dự báo càng dài, thì cú sốc tín dụng có sự phụ thuộc chính yếu vào bản thân của cú sốc và các cú sốc các yếu tố vĩ mô khác tuy nhiên có sự khác biệt khi phân rã phương sai của biến tín dụng của Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính. Cụ thể: (1) Trước khủng hoảng tài chính, cú sốc tín dụng ngoài phụ thuộc vào bản thân cú sốc thì còn phụ thuộc vào các chỉ số giá tiêu dùng, sản lượng công nghiệp, cung tiền M2, tiền gửi và lãi suất tái cấp vốn. Trong đó chỉ số tiêu dùng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, do đó có thể thấy rằng trước khủng hoảng tài chính, tín dụng của Việt Nam không phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ của Việt Nam mà chủ yếu do chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. (2) Sau khủng hoảng tài chính, cú sốc tín dụng ngoài phụ thuộc vào bản thân cú sốc thì phụ thuộc vào tiền gửi, cung tiền M2, chỉ số giá tiêu dùng CPI, sản lượng công nghiệp và lãi suất tái cấp vốn. Trong đó, tiền gửi và cung tiền M2 chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các ảnh hưởng của các biến vĩ mô đến tín dụng. Do đó có thể thấy rằng sau khủng hoảng tài chính, tín dụng Việt Nam phụ thuộc vào tiền gửi và chính sách tiền tệ của Việt Nam hơn, tuy nhiên điều này chỉ đúng với cung tiền M2 khi dùng để đại diện cho chính sách tiền tệ của Việt Nam. |
Issue Date: | 2017 |
Publisher: | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh |
URI: | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56849 http://opac.ueh.edu.vn/record=b1026307~S1 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|